ClockThứ Sáu, 23/11/2018 13:00

Ứng phó sự cố tràn dầu trên biển

TTH - Ngoài mối đe dọa do rác thải nhựa, ni lông và các nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, môi trường biển đã và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do sự cố tràn dầu từ hoạt động của các cảng, tàu chở dầu, giao thông vận tải đường thủy...

Rác thải xây dựng: Chưa được xử lý hiệu quảRác "nhảy" khắp các đường vắngPhân loại tại nguồn

 Sở Tài nguyên & Môi trường tiến hành thu thập, kiểm tra hiện trường vụ dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển Thuận An (Phú Vang) năm 2011. Ảnh tư liệu

Với tổng chiều dài bờ biển khu vực miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận là 1.357km, đây được xem là vùng kinh tế trọng điểm, có nhiều khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên và khu du lịch nghỉ dưỡng... tạo đà cho sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn miền Trung. Song đây cũng được xem là khu vực có nhiều khả năng xảy ra sự cố tràn dầu, tác động đến môi trường, kinh tế- xã hội.

Điển hình như vụ tràn dầu xảy ra năm 2007 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều tỉnh miền Trung, sau đó lan rộng đến các tỉnh phía Nam. Cùng thời gian này, nhiều vùng biển ở Phú Lộc, Quảng Điền... của Thừa Thiên Huế đã phải đối mặt với thiệt hại về du lịch biển, nuôi trồng thủy sản khu vực gần cửa sông, cửa biển. Đã có gần 450 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ được thu gom từ tháng 1 đến tháng 4 trong năm này. Năm 2011, một sự cố tràn dầu khác đã ảnh hưởng đến vùng ven biển qua các xã của huyện Phú Vang với khối lượng dầu vón cục tràn vào bờ thu gom được khoảng 3,5 tấn. Số dầu thu gom được qua các đợt đã được vận chuyển về Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung (tại Đà Nẵng) để xử lý.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong khoảng 25 năm qua, vùng biển Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng đã xảy ra hàng trăm sự cố tràn dầu, với lượng dầu tràn từ vài nghìn tấn đến hơn mười mấy nghìn tấn mỗi năm, gây tác hại nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến các sự cố tràn dầu thường do hoạt động khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền như bị va chạm, mắc cạn, do bơm nạp...

Để kịp thời ứng phó với sự cố tràn dầu, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều luật, nghị định, quyết định về bảo vệ môi trường hàng hải và đã tham gia vào nhiều Công ước quốc tế về hàng hải. Đến nay, khu vực miền Trung đã hình thành Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu tại miền Trung thuộc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng).

Nhiệm vụ của trung tâm là tập trung vào giải quyết các vấn đề phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển và trên các sông lớn của miền Trung. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đơn vị đã lập dự án đầu tư và mua sắm trang thiết bị, phương tiện nhằm kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực miền Trung.

Ngoài đơn vị này, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã hướng dẫn các địa phương về việc triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, xây dựng bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển, góp phần phòng ngừa và ứng phó kịp thời các sự cố tràn dầu tại mỗi địa phương khu vực miền Trung.

Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu rất lớn, phức tạp, với tần suất ngày càng tăng, gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển và thiệt hại lớn về vật chất, sản xuất của người dân. Để chủ động phòng ngừa, ứng cứu hiệu quả, mỗi địa phương cần thiết lập nhóm ứng cứu sự cố, tập huấn, diễn tập thường xuyên để kịp thời ứng phó; đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng ngừa và giải quyết sự cố tràn dầu, hoá chất độc trên biển.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top