ClockThứ Hai, 22/04/2019 13:30

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Quan trọng là nhu cầu tự thân

TTH - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có những chương trình, chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lực lượng sinh viên, thanh niên và doanh nghiệp. Những chính sách, chương trình hỗ trợ ấy sẽ càng hiệu quả nếu cộng hưởng cùng những dự án thực sự có quyết tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ nhiều kinh nghiệm về khởi nghiệp và kỹ năng thuyết trìnhKhởi nghiệp từ những “đại sứ”… sinh viênTạo cơ hội cho các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năngKhởi nghiệp với “Nghệ thuật từ đôi tay”Khởi nghiệp: “Từ ý tưởng đến gọi vốn”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà tặng hoa cho Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh - Gương mặt đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2018

Năm 2019, Thừa Thiên Huế đề ra mục tiêu hỗ trợ phát triển ít nhất 6 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 4 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và 1 doanh nghiệp gọi được vốn đầu tư. Những cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và các tổ chức cung cấp dịch vụ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đều được hỗ trợ nếu phù hợp các điều kiện của hệ sinh thái.

Đến nay, nhiều vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp, không gian làm việc chung cũng được các trường đại học, cao đẳng thành lập, cùng các hoạt động kết nối sôi nổi được tổ chức. Theo bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, với hệ thống Đại học Huế và gần 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động, Thừa Thiên Huế là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điểm hạn chế ở địa phương là đại đa số sinh viên, thanh niên nói riêng, người dân Huế nói chung còn ngại tự bước ra khỏi “vùng an toàn” để khởi nghiệp và không ít chủ dự án khởi nghiệp còn có tâm lý chờ đợi Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là đào tạo tinh thần khởi nghiệp cho người dân. Nhiệm vụ này cần có sự chung tay đồng bộ của các sở, ngành và cơ quan truyền thông.

Khởi đầu mùa thi tìm kiếm các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018 của Thừa Thiên Huế, ông Phạm Duy Hiếu – Giám đốc Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã truyền cảm hứng cho người trẻ bằng câu chuyện về hai người nông dân. “Trên chuyến tàu nọ, có hai người nông dân mang theo ước mơ muốn tìm kiếm cơ hội đổi thay cuộc đời mình. Họ hoàn toàn xa lạ với nơi họ sẽ đến. Tuy nhiên, trong câu chuyện với nhiều người khác trên chuyến tàu ấy, họ được biết thành phố phía Bắc là nơi người dân rất thơm thảo, ai khó khăn gì cũng được giúp đỡ, không bao giờ lo bị chết đói. Trong khi, ở thành phố phía Nam, cuộc sống khó khăn hơn nhiều nên làm gì cũng phải được trao đổi bằng tiền. Khoảnh khắc ấy, hai người nông dân đã nhận ra đâu là thành phố họ muốn đến và họ đã quyết định đổi vé tàu cho nhau. Một thời gian sau, người nông dân đi về thành phố phía Nam nhận ra là những người dân trong thành phố rất muốn trồng cây nhưng họ không phải là nông dân, họ không biết gì về cây cối. Anh nghĩ ra cách là ra vùng ngoại ô lấy đất và lá cây ủ thành đất hữu cơ, chia thành chậu nhỏ  để bán cho người dân thành phố. Không ngờ, sản phẩm của anh có rất nhiều người mua. Sau một năm, anh ta mở được một cửa hàng và nhiều năm sau anh đã trở thành một doanh nhân. Lúc này, anh quyết định đi lên thành phố phía Bắc để mở chi nhánh. Khi tàu tới nhà ga, anh thấy một người đầu tóc rối bời thò đầu vào toa tàu để xin vỏ lon bia. Và khi người ăn xin ấy ngẩng đầu lên, anh nhận ra đó là người đàn ông nhiều năm về trước đã đổi vé cho mình…”.

Thông điệp của Phạm Duy Hiếu vẫn nguyên giá trị: “Xuất phát điểm của hai người nông dân hoàn toàn giống nhau. Nhưng người đi về phía Bắc đã chọn cách dựa dẫm vào ai đó, dựa dẫm vào một tổ chức nào đó để yên ổn. Trong khi, người đàn ông đi về thành phố phía Nam lại chọn cách dựa vào chính bản thân mình, tin rằng mình có thể làm gì đó để thay đổi cuộc đời. Và, anh ta đã khởi nghiệp thành công.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Năng động và sáng tạo

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang xây dựng hình ảnh và phẩm chất người phụ nữ đáp ứng yêu cầu thời đại mới: Có tri thức, đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Năng động và sáng tạo
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

TIN MỚI

Return to top