ClockThứ Hai, 25/06/2018 13:00

Năng lực là yếu tố quyết định

TTH - Khởi nghiệp là mong muốn của rất nhiều sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để xây dựng và phát triển dự án của bản thân.

Startup Huế khởi độngGiữ lửa khởi nghiệpKhởi nghiệp sáng tạo là nhiệm vụBệ phóng cho các ý tưởng khởi nghiệpKhởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Cần sự đồng hành

Sinh viên tại cuộc thi “Business Innovation Hackathon” do Đại học Huế tổ chức

Băn khoăn

Bạn Ngọc Châu, sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Pháp, Trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Huế, trăn trở: “Mình có dự định sau khi tốt nghiệp sẽ đi du học nước ngoài, sau đó trở về Huế để khởi nghiệp. Điều mình băn khoăn là nên làm gì, bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể khởi nghiệp thành công”. Còn Hữu Đức, sinh viên Khoa Y học dự phòng, Trường ĐH Y Dược Huế thắc mắc, thế nào là khởi nghiệp và muốn khởi nghiệp thì đòi hỏi những yếu tố gì. Cũng như Ngọc Châu, Hữu Đức, rất nhiều bạn trẻ đang loay hoay tìm kiếm đáp án cho câu hỏi nên khởi nghiệp như thế nào.

Tại workshop “Thế mạnh khởi nghiệp ở Việt Nam và khu vực: Cơ hội và thách thức” do Đại học Huế (ĐHH) tổ chức, diễn giả Phan Đình Tuấn Anh, nhà quản lý đầu tư tại Việt Nam, sáng lập Angels 4 Us, Fail Smart, SME Mentoring, đã chia sẻ với các bạn sinh viên rằng: “Khởi nghiệp là làm chủ sự nghiệp. Quan trọng nhất là bạn trẻ cần làm chủ quyết định của mình, đồng thời đòi hỏi phải nhìn ra cơ hội của thị trường, tìm kiếm giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Nhiều bạn trẻ cho rằng, muốn khởi nghiệp thành công cần phải có ý tưởng hay, độc đáo. Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố “đủ”, còn năng lực bản thân mới là yếu tốt quyết định. “Thực tế, ý tưởng không đáng 1 xu trong kinh doanh mà khả năng biến ý tưởng thành hiện thực mới là điều khiến khởi nghiệp thành công. Một ý tưởng loại C đưa cho nhà lãnh đạo loại A thực hiện sẽ hơn hẳn ý tưởng loại A nhưng nằm trong tay nhà lãnh đạo loại C. Nói vậy để các bạn cần tìm hiểu ngược lại, năng lực của bản thân là gì?”, diễn giả Phan Đình Tuấn Anh nói.

Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên có thuận lợi được tiếp cận nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ đầu năm đến nay, ĐHH đã tổ chức nhiều hình thức khởi nghiệp đa dạng, phong phú, như: Kick-Off khởi nghiệp với chủ đề “Từ ý tưởng đến sản phẩm”, diễn đàn thắp lửa và kết nối khởi nghiệp, tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cuộc thi Business Innovation Hackathon... Đó là những sân chơi học thuật để các bạn khai phá tư duy sáng tạo, phát triển năng lực kinh doanh của bản thân, được tiếp cận các kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, được trang bị các kiến thức và công cụ để phát triển tiềm năng đổi mới sáng tạo bản thân.

Chia sẻ của chuyên gia

Bạn trẻ khi “bán” bản thân, cần xem xét liệu mình có năng lực gì phù hợp với nhu cầu thị trường, phải “bán” thứ người ta cần chứ không phải “bán” thứ mà mình có. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên rất nhiều. Muốn khởi nghiệp phải trang bị những kiến thức về kinh doanh, quản lý, điều hành. Khối kiến thức nền tảng sẽ giúp hiểu hơn về sản phẩm, thị trường, công nghệ, nhân lực, tài chính, chiến lược kinh doanh.

Kiến thức không còn là đặc quyền riêng của ai, do đó, bạn trẻ cần tìm tòi, học hỏi khi xung quanh luôn sẵn có khối lượng kiến thức mở khổng lồ. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm, như quản lý thời gian, giao tiếp, kỹ năng thuyết phục sẽ là chìa khoá thành công cho quá trình khởi nghiệp. “Không có ngoại ngữ là tự mình đóng cửa các cơ hội. Ngoài tiếng Anh là yêu cầu cơ bản, bạn trẻ nếu biết thêm một thứ tiếng khác sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cá nhân”, diễn giả Phan Đình Tuấn Anh nhận định.

Chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân, diễn giả Phan Đình Tuấn Anh khuyên sinh viên chưa nên vội khởi nghiệp sau khi ra trường, mà cần một quá trình để trau dồi, rèn luyện, như vậy có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và thất bại. Diễn giả cho rằng độ tuổi “chín” để có thể tự mình kinh doanh là từ 29 tuổi trở lên, khi các bạn đã trải qua nhiều va vấp, thất bại và đã vững chãi, tự tin hơn.

Theo lãnh đạo Ban Công tác học sinh – Sinh viên, ĐH Huế, trong năm học tới, ĐHH mong muốn xây dựng và hình thành mạng lưới các cán bộ, giảng viên có đủ trình độ, năng lực để hỗ trợ sinh viên và tổ chức các hoạt động về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương

TIN MỚI

Return to top