ClockThứ Sáu, 10/03/2023 06:00

Không lãng phí tài nguyên nước

Ra mắt giải pháp thanh toán tiền nước, phí vệ sinh môi trường trên Hue-SGần 15% vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước chưa phân bổBiến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt

leftcenterrightdel

Khai thác nguồn lợi thủy sản trên đầm phá có trách nhiệm để bảo vệ nguồn nước mặt

Nguồn tài nguyên nước luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đều có những chính sách quy định cụ thể để sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Ở Thừa Thiên Huế, theo thống kê tổng trữ lượng nước trên lưu vực các con sông chính có khoảng hơn 5,2 triệu m3/năm. Ngoài tài nguyên nước mặt của hệ thống sông Hương, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống sông Ô Lâu, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu... có nguồn nước khá lớn.

Bên cạnh đó, tài nguyên nước dưới đất của tỉnh cũng đa dạng. Theo tài liệu điều tra về tài nguyên nước bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Chính lượng nước này cùng hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú. Thế nhưng trong thời gian gần đây, biến đổi khí hậu gây ra nhiều hệ lụy, như: nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán trong mùa khô... nên việc bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt càng trở lên cấp thiết hơn. Thiếu nguồn nước ngọt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân và khó phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Vì vậy, tỉnh rất chú trọng đến việc bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt để giữ nguồn nước cho tương lai. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ "Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh", ban hành danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và hằng năm sẽ tiến hành cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

Tỉnh tập trung ưu tiên thực hiện xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng; điều hòa phân phối nước, bảo đảm an ninh về nước cho khu vực thượng lưu, hạ du, hạn chế việc khai thác nước ngầm, bảo vệ nước dưới đất ở đô thị. Đối với các công trình thủy điện trên địa bàn cũng được thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện và bàn giao cho UBND cấp xã có liên quan để quản lý, bảo vệ.

Ngoài việc quan tâm đầu tư mới, nạo vét, sửa chữa, nâng cấp các hồ đập để trữ nước dự kiến sẽ bố trí hàng trăm tỷ đồng, tỉnh khuyến khích, hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiết kiệm nguồn nước tưới thông qua lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tưới phun, chuyển đổi sang những cây trồng sử dụng ít nước. Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào sản xuất tuần hoàn, xử lý nước thải và tái sử dụng. Một số doanh nghiệp ở địa phương đã hưởng ứng, thực hiện khá tốt.

Theo ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước là trách nhiệm của cả cộng đồng. Cá nhân mỗi người dân cũng có thể tham gia bằng những hành động thiết thực, như: sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch trong sinh hoạt, hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước cũng là đang góp phần vào giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm
Thúc đẩy khởi nghiệp từ tài nguyên dược liệu bản địa

Khai thác tài nguyên bản địa, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến dược liệu là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội. Đây còn là tiềm năng, cơ hội để thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vào lĩnh vực dược liệu của các tổ chức, doanh nghiệp, startup.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ tài nguyên dược liệu bản địa
Phân loại và biến rác thành tài nguyên

Những tưởng sẽ "chết yểu" như cách đây mười mấy năm, nhưng hoạt động "phân loại rác tại nguồn" đang được nhân rộng và dần triển khai đại trà trên toàn tỉnh. Phân loại rác tại nhà, tại nguồn còn được ứng dụng "công nghệ số" để tăng tính tiện ích và hiệu quả, góp phần cùng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" đi vào khuôn khổ, thường xuyên.

Phân loại và biến rác thành tài nguyên
Return to top