ClockThứ Hai, 26/04/2021 13:59

Kinh tế tập thể trong thời đại số

TTH - Trước yêu cầu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) ngày càng năng động, bắt kịp xu thế thị trường đòi hỏi các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hướng đến chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).

“Bà đỡ” cho kinh tế tập thểPhát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả

Sản phẩm mây tre đan Bao La tiêu thụ ổn định

Ứng dụng công nghệ thông tin

Một thời, anh Trần Hữu Bền ở TP. Huế muốn mua các sản phẩm trà rau má của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) phải mất nhiều thời gian tìm hiểu từ bạn bè, người thân, thậm chí đến tận nơi sản xuất để mua.

Từ khi HTX có trang thông tin điện tử, sàn thương mại kinh tế hợp tác (TMKTHT) tỉnh ra đời, các sản phẩm trà rau má được giới thiệu, quảng bá, anh Bền dễ dàng tham khảo, tiếp cận. Anh Bền có thể kích vào mục đặt mua hàng, thông tin giá cả, loại sản phẩm… sẽ được chuyển đến tận nhà. Hoặc nắm bắt thông tin qua trang thông tin điện tử, facebook, sàn giao dịch, anh Bền biết đến những nơi cung cấp sản phẩm trên địa bàn TP. Huế và đến mua mà không mất nhiều thời gian.

Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) cho rằng, trước yêu cầu mới, việc ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc, hoạt động SXKD là điều tất yếu. Từ khi các sản phẩm trà rau má ra đời, tiêu thụ ổn định, HTX thành lập trang thông tin điện tử, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động giao dịch với đối tác, khách hàng. Tất cả thông tin về hợp đồng mua bán sản phẩm, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phương thức thanh toán đều thông qua hệ thống thông tin điện tử. Cũng chính nhờ ứng dụng CNTT trong tìm hiểu, nắm bắt thị trường thông qua sàn TMKTHT mà các sản phẩm trà rau má túi lọc, rau má sấy khô và sản phẩm mới bột matcha vẫn tiêu thụ ổn định trong suốt các đợt dịch COVID-19 thời gian qua.

Giám đốc HTX mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền), ông Võ Văn Dinh chia sẻ, qua đại dịch COVID-19 mới thấy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD vô cùng ý nghĩa và hiệu quả. Trong khi nhiều mặt hàng, sản phẩm bị tồn đọng, thông qua việc ứng dụng CNTT, sàn TMKTHT tỉnh, HTX kết nối với nhiều DN, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tiêu thụ sản phẩm ổn định. Doanh thu của đơn vị và thu nhập của người lao động trong HTX khá ổn định.

Kể cả trong điều kiện hoạt động bình thường, HTX mây tre đan Bao La đã ứng dụng CNTT kết nối thị trường, giao dịch thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Với những đối tác nước ngoài, hay các tỉnh, thành phố xa, nếu như trước đây phải cử cán bộ đến tận nơi để nắm bắt thông tin về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, ký kết hợp đồng thì nay chỉ cần thông qua hệ thống thông tin điện tử, HTX có thể nắm bắt nhanh chóng, ký kết hợp đồng, sản xuất, cung ứng sản phẩm một cách kịp thời. Mọi hoạt động giao dịch khác cũng đều qua hệ thống thư, thoại điện tử, không chỉ lợi về mặt thời gian, chi phí mà còn nâng cao hiệu quả công việc.

Hướng đến sàn thương mại điện tử

Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn, trước xu thế hội nhập, nâng cao hiệu quả KTTT, HTX, THT cần phải ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động SXKD, cả trong điều kiện bình thường và sự cố thiên tai, dịch bệnh. Trong các đợt dịch COVID-19, khu vực KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức do sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Sản phẩm của HTX chủ yếu tự cung tự cấp, việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh bị hạn chế rất lớn.

Việc thành lập và sự vào cuộc của sàn TMKTHT trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua hệ thống CNTT điện tử thật sự phát huy tác dụng, hiệu quả. Trong khoảng thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19, sàn TMKTHT tiếp nhận hàng trăm đơn hàng trực tuyến giúp tiêu thụ một lượng lớn nông sản cho bà con nông dân.

Từ khi thành lập đến nay, sàn TMKTHT có đến hàng chục ngàn lượt truy cập, gần 5 ngàn khách hàng đăng ký thành viên và trao đổi thông tin mua sắm. Từ vai trò, tầm quan trọng của sàn TMKTHT, tỉnh đang định hướng nâng cấp thành sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy cung cầu, xúc tiến thương mại, giúp mô hình KTTT, HTX và người dân dễ dàng tiếp cận phương thức kinh doanh, mua sắm tiện lợi, hiện đại và văn minh.

Ông Doãn cho rằng, sàn TMKTHT là hình thức thương mại điện tử, giúp các HTX, THT, hộ sản xuất có thể tiến hành trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh. Thông qua diễn đàn này, các DN, HTX, THT, cá nhân có thể mua bán hàng hóa trực tuyến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên website; cung cấp thông tin thị trường, giá cả sản phẩm, catalogue, bảng báo giá chi tiết cho khách hàng một cách thuận lợi, kịp thời.

Đối với người tiêu dùng trong thời đại số, sàn TMKTHT giúp mọi người có thể lựa chọn sản phẩm rất đa dạng, phong phú của nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ nhiều vùng miền trong và nước mà không mất nhiều thời gian, chi phí, đi lại. Vai trò, sự thuận tiện, hiện đại của sàn TMKTHT còn giúp các HTX, THT, DN thay đổi tư duy, đổi mới hoạt động SXKD phù hợp với yêu cầu thị trường, người tiêu dùng ngày càng khắt khe; từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KTTT, HTX, DN…

Thời gian đến, Liên minh HTX tỉnh sẽ có những hỗ trợ cần thiết cho các HTX, THT trong việc đầu tư, ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động SXKD nhằm nâng cao hiệu quả. Theo đó, đầu tư nâng cấp sàn TMKTHT thành sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các HTX, THT, nông dân quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Đồng thời, hướng đến mỗi HTX, THT ngoài mở rộng, phát triển quy mô SXKD cần phải có trang thông tin điện tử, ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động, giao dịch, hợp tác, tiêu thụ sản phẩm…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Return to top