ClockThứ Tư, 26/06/2019 09:06

Ký Hiệp định thương mại với EU vào 30/6, gần 100% hàng hóa thuế về 0%

Theo Bộ Công Thương, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu với một lộ trình ngắn sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết.

Đức khẳng định sớm ký và phê chuẩn EVFTAHội nhập EVFTA: Cơ hội không tự biến thành lợi íchHiệp định thương mại EVFTA: Việt Nam và EU được lợi gì?“Đón” và tận dụng tốt lợi ích từ FTA Việt Nam-Liên minh châu Âu

Bộ trưởng Bộ Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được ký vào ngày 30-6 tới đây.

Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho hàng hóa của Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản.

Cụ thể, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng

Hiệp định EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã đặt viên gạch đầu tiên khi cùng Chủ tịch EU đồng ý khởi động đám phán. Chính thức khởi động đàm phán diễn ra vào năm 2012 và liên tiếp các năm sau đó là quá trình rà soát pháp lý, đàm phán giữa hai bên.

thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Bộ Công Thương đánh giá đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết.

Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam.

Song hành với đó, Hiệp định sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng.

Theo đại diện Bộ Công Thương, cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO.

Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 20% trong năm sau

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Theo NLĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) đang diễn ra trên khắp Liên minh châu Âu (EU), các quan chức cấp cao của khối cho biết việc thao túng thông tin và phát tán nội dung lừa đảo trực tuyến có thể gây ra các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và từ đó, kêu gọi bảo vệ quá trình bầu cử.

EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến
EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối

Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/5 đã chính thức thông qua một đạo luật mới, được thiết kế nhằm đảm bảo khối khu vực châu Âu sản xuất 40% các tấm pin năng lượng mặt trời, tua-bin năng lượng gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.

EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối
Return to top