ClockThứ Năm, 22/03/2018 06:00

Lấn chiếm đất rừng ở Nam Đông: Vẫn âm ỉ

TTH - Năm 2017, Cơ quan điều tra Công an huyện Nam Đông khởi tố 8 vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng”; trong đó, TAND huyện đã đưa ra xét xử sơ thẩm 6 vụ về tội danh này...

Xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trên cát ở Phú LộcHiệu quả từ sự quản lý đồng bộPhong Điền nghiêm cấm người dân xử lý thực bì bằng hình thức đốtSinh kế bền vững cho đồng bào miền núi

 Kiểm lâm Nam Đông thị sát tình hình lấn chiếm đất rừng ở Thượng Nhật

Dù so với những năm trước, tình trạng lấn chiếm đất rừng đã giảm đáng kể; song, vì nhiều lý do, việc lén lút xâm lấn đất rừng ở Nam Đông vẫn âm ỉ.

Vẫn “nóng”

Tại khu vực giáp ranh thuộc khe Ka Đẩu, thôn 1, xã Thượng Nhật, cả một khoảng đất rộng hàng ngàn mét vuông đã được phát quang chuẩn bị cho việc trồng keo. Theo cơ quan chức năng, đây là diện tích đất rừng bị người dân xâm chiếm trái phép. Những người vi phạm cũng đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Một người dân cho biết, lợi dụng đường sá hiểm trở, vắng bóng lực lượng kiểm lâm nên diện tích đất trên đã bị các đối tượng vào phát quang nhằm chiếm đất trồng rừng. Trước đây phát thủ công rất chậm, nhưng nay có máy cưa nên phát rất nhanh. Hiện đất trồng rừng được bán trao tay với giá 60- 80 triệu đồng/ha nên người dân bất chấp để lấn chiếm.

Tại các khu rừng thuộc các xã Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long, Hương Phú… cũng xảy ra tình trạng tương tự. Khoảng 5 năm trở lại đây, khi cây keo lai có giá trị, người dân không ngần ngại phá rừng, lấn chiếm diện tích đất trồng cây keo. Bên cạnh đó, các đối tượng lâm tặc hoành hành cũng góp phần xóa đi những cánh rừng nguyên sinh. Thậm chí, ngay cả những cánh rừng phòng hộ cũng bị triệt hạ không thương tiếc.  

Ông Hoàng Văn Chúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nam Đông cho biết, nhu cầu đất đai để sản xuất của người dân ngày càng tăng; hơn nữa, do mực nước hồ Tả trạch (sau tích nước) và đập thủy điện Thượng Lộ dâng nước nên nhiều hộ gia đình bị mất đất sản xuất, dẫn đến nguy cơ chặt phá rừng, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất rất lớn. “Năm 2016 đã xảy ra 25 vụ phá rừng với diện tích 12,9 ha, năm 2017 xảy ra 30 vụ với diện tích 5,8ha. Hiện tình trạng phá rừng đã có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người dân chưa nhận thức được hành vi của mình vì phần lớn là người dân tộc thiểu số”- ông Hoàng Văn Chúc thông tin.

Cần giải pháp đồng bộ

Hiện, huyện Nam Đông đang triển khai tăng cường các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Qua rà soát, đã phát hiện và thu hồi trên 270ha diện tích rừng bị lấn chiếm, từ đó có hướng xử lý phù hợp dựa trên nguồn gốc rừng; đồng thời, giúp địa phương quản lý được toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, thống kê và đưa vào bản đồ số hóa để khắc phục tình trạng tái lấn chiếm sau thu hồi.

Nói về công tác bảo vệ rừng, ông Hoàng Văn Chúc cho biết thêm, hiện lực lượng kiểm lâm đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng, nhất là các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình. Đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ rừng, thường xuyên cập nhật ảnh viễn thám để sớm phát hiện các vụ phá rừng. "Đối với diện tích đất xâm lấn có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì sẽ tiến hành thu hồi và trả lại cho cộng đồng quản lý. Diện tích đất xâm lấn sử dụng đất lâm nghiệp trái phép thì tiến hành thu hồi nhưng xem xét cấp đất cho các hộ gia đình theo luật đất đai. Đối với đất xâm chiếm không người thừa nhận thì dự kiến giao cho một số đơn vị quản lý, sau thời gian theo chu kỳ thì khai thác đấu giá"- ông Chúc nói.

Những vụ vi phạm hình sự về “Hủy hoại rừng” trên địa bàn huyện Nam Đông thời gian qua đã được ngành chức năng phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài việc xử phạt hành chính, những vụ có diện tích rừng bị phá lớn đều được khởi tố, xét xử công khai nhưng khung hình phạt thấp, hoặc chỉ chịu mức án treo nên không đủ sức răn đe. Một thực tế đang tồn tại ở Nam Đông là do hiện tượng mua bán đất đai trao tay nên trên địa bàn còn hơn 1.000 ha đất không xác định được chủ, gây khó khăn trong việc quản lý quỹ đất rừng, đất lâm nghiệp.

Ông Trần Quốc Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông chia sẻ, hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên được chính quyền quan tâm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình với số tiền gần 300.000 đồng/ha/năm. Trong thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng thực hiện đúng trách nhiệm của chủ rừng, thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm lấn rừng và khai thác lâm sản trái phép. Đồng thời, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với lực lượng các xã tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả chủ rừng được giao bảo vệ quản lý rừng.

UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, thu hồi những diện tích đất rừng các lâm trường đang quản lý không hiệu quả, gần với khu dân cư, thuận lợi cho sản xuất, giao lại cho các hộ và cộng đồng quản lý, sử dụng; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp giữa người dân với Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn. Những diện tích rừng bàn giao lại cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc các công ty sử dụng cũng nên có cơ chế giám sát, theo dõi để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc giao đất, giao rừng. Công khai số diện tích rừng thu hồi và giao cho cộng đồng quản lý. Cách làm này đã hạn chế tình trạng tái lấn chiếm đất rừng, cũng như phần nào giảm thiểu được nạn phá rừng xảy ra phổ biến như trước đây. Quan trọng hơn, nhiều hộ dân đã nâng cao ý thức trong việc phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngoài tượng Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương, Thừa Thiên Huế có thêm một công trình mang tên người nhạc sĩ tài hoa: Điểm trường Trịnh Công Sơn tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông vừa được khánh thành hôm 24/4.

Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
“Chống nóng” từ trong bệnh viện

Nhằm tạo sự thoải mái và giảm nhiệt trước tình trạng nắng nóng gay gắt trong những ngày gần đây, các bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp từ tăng cường cơ sở vật chất cho đến phân luồng, truyền thông phòng chống dịch bệnh…

“Chống nóng” từ trong bệnh viện
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Return to top