ClockThứ Hai, 14/12/2015 15:24

Luân canh, gối vụ ở Vinh Mỹ

TTH - Trong khi nhiều địa phương, sau một vụ mùa thường bỏ phí đất đai thì người dân xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) đã luân canh, xen canh gối vụ sử dụng tận gốc nguồn đất đai hiệu quả để phát triển kinh tế. “Tấc đất, tấc vàng” đang là tinh thần chung của người dân nơi đây.

Về xã Vinh Mỹ, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là đi vào thôn nào của xã cũng thấy màu xanh của rau cải, bình tinh, sắn dây... phủ khắp trên những dải đất cát.

Nông dân xã Vinh Mỹ chăm sóc rau màu

Vào thôn 3, nơi có diện tích trồng rau hoa màu lớn nhất xã Vinh Mỹ, chúng tôi được người dân nơi đây kể về hiệu quả của kinh tế vườn kể từ khi áp dụng mô hình luân canh, xen canh, gối vụ.

Ông Trần Bá Lợi, một nông dân ở thôn 3, xã Vinh Mỹ cho biết: Sắn dây, rau màu bình tinh đều là những cây trồng ngắn hạn, chịu được khô hạn, rất hợp với đất cát ở Vinh Mỹ nên việc luân canh gối vụ rất thuận lợi. Cách gối vụ còn tận dụng nguồn phân có sẵn trong đất sót lại, hạn chế được sâu bệnh phá hoại.

Vài năm trở lại đây, nhờ luân phiên trồng cây mà gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định. Trung bình sau một vụ trồng cây sắn dây, cây bình tinh ông thu lãi khoảng 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, với việc tận dụng đất vườn trồng cây mãng cầu, mỗi năm cũng thu thêm trên 10 triệu đồng.

Bà Lương Thị Gái ở thôn 1, xã Vinh Mỹ cho rằng, không để đất trống đang là phương châm của gia đình bà và các hộ dân trong thôn. Trước đây, gia đình bà chỉ chuyên canh trồng cây thuốc lá nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Vài năm trở lại đây, với việc trồng cây sắn dây, dưa hấu, đậu phộng theo kiểu luân canh gối vụ mà kinh tế gia đình bà đi lên rõ rệt.

Với 10 luống cây sắn dây trồng từ tháng 5 đến tháng 11 thu hoạch, bà thu lãi khoảng 7 triệu đồng khi bột sắn dây có giá từ 100 – 120 nghìn/kg. Bên cạnh đó, đậu phộng, dưa hấu sau mỗi vụ thu hoạch cũng cho gia đình bà một nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài ra, đậu phộng sau khi ép lấy dầu thì bã để ủ làm phân vi sinh tiết kiệm chi phí đầu tư cho phân bón.

Ông Tô Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết, toàn xã Vinh Mỹ có 5 thôn với diện tích xen canh gối vụ khoảng 50 héc ta, trong đó diện tích canh tác trồng các loại nông sản nằm tập trung chủ yếu ở thôn 2, thôn 3. Những năm gần đây, người dân không còn trồng theo kiểu độc canh mà chuyển sang trồng nhiều loại cây phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng ở từng mùa. Với việc luân canh gối vụ, nhiều người dân trong xã có nguồn thu nhập ổn định.

Luân canh, xen canh, gối vụ, đa dạng cây trồng là hướng đi đúng đắn, để đa dạng dạng nông sản tạo đầu ra cho các loại nông sản thuận lợi hơn. Địa phương cần xây dựng dần thương hiệu cho các nông sản như dưa hấu, bột sắn dây, bột bình tinh để người dân có “đầu ra” sản phẩm ổn định.

Bài, ảnh: Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể
Return to top