ClockThứ Hai, 21/08/2023 13:32

Lương thực dự trữ quốc gia sẵn sàng ứng phó các tình huống cấp bách

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chủ động rà soát, cân đối nguồn lực lương thực dự trữ quốc gia đảm bảo duy trì mức tồn kho hợp lý đồng thời đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ.

Cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nướcSự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầuFAO: Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 12 liên tiếpDoanh nghiệp cần chủ động và ứng phó linh hoạt trong phòng vệ thương mạiWorld Bank: Lạm phát giá lương thực vẫn ở mức cao trên toàn thế giới

leftcenterrightdel
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường lúa, gạo. (Ảnh: PV/Vietnam+) 

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, ngày 21/8, Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước chủ động rà soát, cân đối nguồn lực lương thực dự trữ quốc gia đảm bảo duy trì mức tồn kho hợp lý đồng thời đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu quy định của Luật Dự trữ quốc gia.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có thể chủ động, ứng phó nhanh, hiệu quả trong mọi tình huống đột xuất cấp bách, không để người dân thiếu lương thực thiếu gạo, khi giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường, dự báo tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu xuất cấp của các địa phương. Tổng cục cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, kịp thời tham mưu trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch và dự toán năm 2023 để mua bổ sung lương thực dự trữ quốc gia nếu thấy cần thiết.  

Hiện Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang xây dựng kế hoạch mua lương thực năm 2024 với mức dự trữ phù hợp, đảm bảo nguồn lực dự trữ sẵn sàng thực hiện xuất cấp kịp thời theo quyết định của cấp có thẩm quyền và góp phần tham gia bình ổn thị trường khi cần thiết.

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, toàn ngành đang tập trung cao độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lương thực dự trữ quốc gia năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng cục sẽ bám sát và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trúng thầu, khẩn trương hoàn thành nhập kho dự trữ, bảo quản, bảo vệ an toàn số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Trước bối cảnh thị trường có biến động mạnh về lượng cung cầu và giá lương thực, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã có Văn bản số 1259/TCDT-KH ngày 18/8, yêu cầu các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khẩn trương triển khai hoàn thành kế hoạch lương thực được giao năm 2023./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký ức “Cơm gạo ba trăng”

Ai đã sinh ra, lớn lên trên dải đất miền Trung yêu dấu và từng được đi đây, đi đó, được thưởng thức những bữa cơm gạo nàng Hương, lúa tám, hồng ngự của miền Nam thơm lựng với các món ăn thịnh soạn ở nhà hàng, thì cũng khó mà quên được bữa cơm thường của quê nhà “cơm gạo ba trăng với cá rô chiên”.

Ký ức “Cơm gạo ba trăng”
Xây dựng thương hiệu lúa gạo đỏ và nếp rằn

Với đặc thù là vùng đất nhiễm mặn ven phá, xã Hương Phong, TP. Huế đã nghiên cứu để chuyển đổi từ trồng các giống lúa truyền thống sang lúa gạo đỏ và nếp rằn cho năng suất, lợi nhuận cao hơn và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm này.

Xây dựng thương hiệu lúa gạo đỏ và nếp rằn
Đón thời cơ tăng trưởng xuất khẩu gạo

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.

Đón thời cơ tăng trưởng xuất khẩu gạo
Return to top