ClockThứ Ba, 28/11/2023 11:33

Mở rộng diện tích lúa chất lượng

TTH - Phú Vang tập trung xác định và triển khai cơ cấu giống lúa phù hợp trên toàn huyện, là “khâu” quan trọng trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích - nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn huyện.

Đưa giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấyTriển vọng từ giống lúa mới JO2Phát triển diện tích giống lúa chất lượng cao

 Nông dân Phú Vang chăm sóc đồng ruộng

Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông Như Ý, Thiệu Hóa, Đại Giang và các doi cát; dễ gây ngập úng khi mưa lớn; chia các vùng sản xuất lúa của huyện thành ba vùng, gồm: Vùng đất thịt được bồi đắp phù sa bởi ba hệ thông sông, vùng đất cát pha nội đồng và vùng đất nhiễm mặn ven phá.

Phú Vang là một huyện nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên trên 23.531ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 11.531ha; có khoảng 70% hộ tham gia sản xuất nông nghiệp với cây lúa là chủ lực. Với những quyết tâm và nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm qua của chính quyền địa phương các cấp, các ngành liên quan và người nông dân trên địa bàn huyện, có những bước chuyển dịch phương thức sản xuất từ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không liên kết, đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có diện tích lớn ở các đơn vị, như: Phú Hồ, Vinh Hà và Phú Gia… Đó là củng cố và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP của gạo chất lượng cao Phú Hồ (quy mô 150ha); Phú Gia (103ha) và 173,5ha Vinh Hà; xây dựng vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ tại Phú Mỹ quy mô 5ha, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ liên kết với Tập đoàn Quế Lâm 5ha tại HTX NN Phú Lương 1.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, ngày càng đảm bảo nâng cao thu nhập của người nông dân, phát triển kinh tế, trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Phú Vang, việc xác định cơ cấu giống lúa phù hợp trên toàn huyện, theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích là một trong những “khâu” rất quan trọng.

Giữa tháng 11/2023, UBND huyện Phú Vang đã tổ chức hội thảo đánh giá hiện trạng cơ cấu giống lúa và đề xuất một số giống lúa chất lượng cao trên địa bàn để xác định các giống lúa phù hợp trên từng nhóm chất đất theo từng vụ, với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, các nhà khoa học và đại diện của các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trên địa bàn huyện.

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang và ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện: Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng thường xuyên triển khai các mô hình khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới như:  HN6, J02, KH1, Thiên Ưu 8, Hà Phát 3…Các giống lúa mới đã thể hiện được các ưu thế về năng suất, chất lượng, khả năng thích ứng hơn các giống đang sản xuất, được người nông dân chấp nhận.

Tại hội thảo, các HTXNN, hộ sản xuất, kinh doanh, các nhà khoa học đã đánh giá những mặt ưu điểm, khuyết điểm của các bộ giống, cho thấy giống lúa khang dân 18 vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giống lúa của huyện, mặc dù giống lúa này đã dần bị thoái hóa và cho năng suất, giá trị thu hoạch của giống không ổn định. Hội thảo đã đề xuất, địa phương cần mở rộng những giống lúa vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng gạo ngon như: J02, Hà Phát 3, Thiên Ưu 8...

Một trong những nguyên nhân người nông dân vẫn lựa chọn khang dân, bởi đây là giống lúa gạo phù hợp để chế biến bún, bánh…, mà thị trường ưa chuộng. Trên thực tế nhiều năm sản xuất, đồng thời theo những ý kiến tham luận tại hội thảo, cho thấy giống lúa ĐB6 có gạo thuộc nhóm dòng gạo chế biến phục vụ cho nhu cầu lúa gạo hàng hóa, rất phù hợp dùng để làm bánh, bún, nấu rượu, có thể thay thế giống khang dân.

Do đó, một trong những giải pháp căn cơ là phải có phân tích của cơ quan khoa học, chứng minh các hàm lượng tinh bột gạo ĐB6 cao bằng và cao hơn khang dân để phục vụ cho bún bánh, chăn nuôi rất tốt (chứ không chỉ dừng lại ở chứng minh tính chống chịu, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, điều kiện khí hậu, tính phù hợp với khung lịch thời vụ). Đồng thời, song song với tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, các cấp, ngành trên địa bàn huyện cũng cần tuyên truyền, quảng bá tính ưu việt của chất lượng gạo ĐB6 đến người tiêu dùng.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang Nguyễn Văn Chính, thời gian tới, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương cần tiếp tục phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng để nghiên cứu, thử nghiệm, tuyển chọn, đưa vào làm mô hình các giống lúa mới khác từ đó đánh giá, lựa chọn ra các giống có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phương trên địa bàn Phú Vang.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về hiệu quả của việc sử dụng giống lúa mới cho bà con hiểu để ứng dụng nhanh vào sản xuất. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao… để bà con tham quan học tập làm theo. Nghiên cứu, lựa chọn một số giống để xây dựng thương hiệu gạo phù hợp cho từng địa phương; tăng cường công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ gạo cho bà con nông dân. Đẩy mạnh phát triển các nghề chế biến sản phẩm từ gạo như làm bánh, bún, nấu rượu…

Để đảm bảo theo chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 “Giá trị thu hoạch/ha diện tích canh tác đất nông nghiệp đạt trên 85 triệu đồng/năm”, Phú Vang phấn đấu đưa những giống có giá trị thu hoạch/ha đạt từ 45 triệu đồng/vụ/ha như: KH1, Thiên Ưu 8, J02, Hà Phát 3, HN6….

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ

Dự án Hệ thống thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê hoàn thành sẽ khơi thông tuyến thủy đạo đi qua các xã, phường phía đông của TP. Huế. Từ đó, khẩu độ cống Diên Trường được mở rộng sẽ góp phần tiêu thoát nước nhanh, giảm ngập cho TP. Huế.

Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường
Return to top