ClockThứ Ba, 18/11/2014 10:59

Mua - bán điện sinh khối bị “kẹt” ở hướng dẫn thực hiện

TTH.VN - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hứa trước Quốc hội là sẽ chỉ đạo ngay EVN và Cục điều tiết điện lực để sớm có Thông tư hướng dẫn mua - bán điện sinh khối.

Vướng... cơ chế

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương sáng nay, ĐBQH Trịnh Ngọc Phương cho biết: Ngày 24/3/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 24 về cơ chế phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Theo đó, tại khoản 1 Điều 14 Quy định bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện dư từ các dự án đồng phát nhiệt điện từ năng lượng sinh khối với giá điện tại thời điểm giao nhận là 1.220 đồng, chưa gồm thuế VAT.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 24, có phát sinh một số vấn đề: Các công ty nhiệt điện sử dụng bã mía xin được áp dụng giá điện theo Quyết định 24 nhưng đến nay vẫn không thực hiện được. Ngày 20/10/2014, Bộ Công Thương có văn bản 10375 gửi các công ty đồng phát nhiệt điện hướng dẫn giá bán điện của nhà máy phát điện sử dụng bã mía được quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Quyết định 24.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lại viện dẫn là trong Quyết định 24 của Thủ tướng không có điều khoản quy định cơ chế áp dụng giá điện cho các dự án sinh khối đã đưa vào vận hành thương mại theo hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực trước khi Quyết định 24 có hiệu lực. Đề nghị Bộ Công Thương xem xét hướng dẫn cơ chế mua bán điện và hợp đồng mua bán điện áp dụng chung cho các loại dự án này.

Trong khi đó, Bộ Công Thương chưa ban hành hợp đồng mẫu cho các dự án điện sinh khối theo Khoản 1 Điều 16 của Quyết định 24 mà chỉ mới ban hành Thông tư 32 có hiệu lực thi hành từ 25/11/2014, thay thế Quyết định 18 ngày 18/7/2008 của Bộ Công Thương về biểu giá chi phí chính được hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ. Theo đó, các dự án đồng phát điện nhiệt điện đã có cơ chế giá điện riêng của Thủ tướng, tại Khoản 1 Điều 14 của Quyết định 24 thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư 32.

Từ thực tế trên, ĐBQH Trịnh Ngọc Phương đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Thứ nhất, cần làm rõ đối tượng áp dụng giá điện theo Quyết định 24 và hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng để Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ký hợp đồng mua bán điện với công ty.

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 16, đến nay Bộ Công Thương cũng chưa hướng dẫn, đề nghị Bộ cho hướng dẫn sớm.

“Tôi xin tiếp thu ý kiến của Đại biểu”

Giải đáp ý kiến chất vấn này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay: Chủ trương của Chính phủ thực hiện chiến lược về an ninh năng lượng quốc gia tới năm 2030, trong đó có nêu vấn đề sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng sinh khối. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và thực hiện chủ trương của Trung ương, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất một số cơ chế, chính sách để khuyến khích lĩnh vực năng lượng này, trong đó có năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối.

Tuy nhiên, sau khi có Quyết định ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giá điện đối với một số lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng sinh khối, do chúng tôi phải tập trung vào hướng dẫn phần liên quan đến biểu mẫu về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án thủy điện nhỏ. Vì các biểu mẫu trước đó ban hành đã bất cập, chúng tôi phải nghiên cứu điều chỉnh lại. Vì thế, chưa kịp thời ban hành hướng dẫn biểu mẫu đối với hợp đồng mua bán điện sinh khối.

“Tôi xin tiếp thu ý kiến của Đại biểu và sẽ chỉ đạo ngay đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục điều tiết điện lực sớm nghiên cứu và báo cáo với Bộ để ban hành Thông tư hướng dẫn nội dung mua bán điện sinh khối”- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cam kết.

Xuân Thân (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

TIN MỚI

Return to top