ClockThứ Hai, 26/03/2018 08:38

Nắm bắt cơ hội để phát triển

TTH - Bộ Chính vừa ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hệ thống giám sát hải quan tự động giúp doanh nghiệp giảm chi phíHướng đến phát triển nông nghiệp đô thị

Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có QL1A và đường sắt Bắc Nam ngang qua, có Sân bay quốc tế Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây và các cửa khẩu thông với nước bạn Lào… Thừa Thiên Huế hội đủ các điều kiện để phát triển công nghiệp. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm xây dựng nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp có quy mô lớn như khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, các khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn và nhiều khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, thương mại ở các địa phương. Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính; đầu tư hạn tầng giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp được quan tâm, đã thu hút đáng kể các nhà đầu tư; trong đó, có nhiều dự án lớn như nhà máy gạch ốp lát granit của Công ty Vitto ở Phú Lộc, với vốn đầu tư 610 tỷ đồng; nhà máy điện mặt trời Phong Điền, với vốn đầu tư 870 tỷ đồng; cùng với nhiều nhà máy xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc… đã và đang hoạt động, giải quyết việc làm một lượng lớn lao động. Trong năm 2018, Ban quản lý các khu kinh tế - công nghiệp tỉnh (gọi tắt là Ban) đề ra mục tiêu thu hút các dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 6.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn đăng ký lên trên 74.000 tỷ đồng vào cuối năm.

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, sự phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trong tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Nổi cộm là tình trạng một số dự án triển khai chậm, đầu tư kéo dài; hàm lượng khoa học công nghệ chưa cao, một số dự án đi vào hoạt động chủ yếu là sản xuất gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp; thiếu tính bền vững… Hạ tầng kỹ thuật tại một số khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn chưa được đầu tư đồng bộ; đặc biệt một số tuyến đường giao thông kết nối với các cửa khẩu S3, S10 sang Lào tuy được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông.

Với tiền đề sẵn có, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị là cơ hội tốt để công nghiệp Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển nhanh, bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng, để công nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh địa phương, cần có nhiều biện pháp quyết liệt như tiếp tục rà soát thu hồi các dự án chậm triển khai; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhằm nâng cao chất lượng lao động… Đồng thời, khuyến khích, kêu gọi đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông kết nối cả trong và ngoài nước..

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
Return to top