ClockThứ Năm, 15/08/2024 17:04

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa

TTH.VN - Đó là nội dung đặt ra tại hội nghị tập huấn do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) - Bộ TN&MT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức cho phóng viên, biên tập viên, cùng đại diện lãnh đạo các tổ chức, đơn vị liên quan ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào ngày 15/8 tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Cựu chiến binh TP. Huế tham gia chống rác thải nhựaA Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanhBộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi làm sạch môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa

 Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT cho biết: Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) thải ra môi trường, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, lượng RTN đưa ra môi trường hơn 80 tấn/ngày. Tuy nhiên trong số RTN thải ra, chỉ khoảng 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp và 0,28 - 0,73 triệu tấn bị thải ra biển.

Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu RTN và bảo vệ môi trường; trong đó, có các giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đã được triển khai trên diện rộng. Nhiều mô hình, sáng kiến xử lý RTN đã ra đời và áp dụng có hiệu quả trong đời sống, cùng hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn, hài hòa với thiên nhiên và gìn giữ tương lai cho thế hệ sau.

Đông đảo đại biểu đến từ khu vực miền Trung - Tây Nguyên tham dự hội nghị 

Dịp này, các đại biểu tham dự được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm kỹ năng tuyên truyền, cũng như tập trung thảo luận về 2 chuyên đề chính, gồm “Vai trò của công tác truyền thông, của báo chí và tuyên truyền viên TN&MT trong nâng cao nhận thức cộng đồng đối với tác hại của việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông và phong trào chống RTN bảo vệ môi trường” và “Các giải pháp tăng cường nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về việc thay đổi, thói quen hành vi nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu, hạn chế, tái sử dụng, tái chế và dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần”.

Hai chuyên đề trên góp phần tăng cường vai trò của báo chí và mạng lưới tuyên truyền viên trong việc tuyên truyền, đồng thời đề xuất những kế hoạch, mô hình hay để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi người tiêu dùng khi tiêu thụ túi ni lông khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần.

PV Trần
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao kỹ năng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngày 12/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin, tuyên truyền làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Nâng cao kỹ năng truyền thông về giảm nghèo bền vững
“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

Hệ thống camera là một trong những điểm nhấn về phát triển dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Với 650 camera an ninh được lắp đặt trên toàn tỉnh phát huy tác dụng rõ rệt, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, bão lụt.

“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường
Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

Mới đây, trên Thừa Thiên Huế Online có bài viết “An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi” của tác giả Dương Đăng Bảo Khánh. Sau khi đọc bài, có bạn đọc gửi thư đề nghị tòa soạn lý giải giúp vì sao sông An Cựu lại “nắng đục mưa trong”?

Miên man với dòng sông “mưa trong nắng đục”

TIN MỚI

Return to top