ClockThứ Tư, 11/05/2022 07:35

Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền

TTH - “Việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chính là “visa” để các sản phẩm (SP) nông sản của địa phương vươn xa. Đây là lý do để huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển và thương hiệu SP; đồng thời rà soát SP chủ lực, SP tiềm năng để nâng cao giá trị” - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền - Nguyễn Đình Bách khẳng định.

Ra mắt tổ hợp tác thanh trà Dương HòaNâng cao năng lực thiết nhãn hiệu và bao bì sản phẩmNâng tầm thương hiệu cho sản phẩm

Khi có nhãn hiệu tốt, sản phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều hơn

Phong Điền có 30 SP hàng hóa được UBND tỉnh công nhận nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu riêng; trong đó, có 10 SP được công nhận nhãn hiệu tập thể trong năm 2022. Những SP này khi đưa ra thị trường đều có nhãn hiệu, bao bì dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Một số SP đã được quản lý về chất lượng, tự công bố, hoặc đăng ký hợp chuẩn, hợp quy. Một số SP đã được gắn mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Bước đầu một số nhãn hiệu đã xác lập và phát huy hiệu quả khá tốt.

“Hòa - Bình - Chương” (Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương) nhiều năm qua được biết đến là khu vực sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa). Nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng và phát triển thương hiệu lúa gạo “Hòa - Bình - Chương”, Hội Nông dân (HND) xã Phong Bình, cùng các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh lúa gạo xây dựng nhãn hiệu tập thể “Lúa gạo VietGAP Hòa - Bình - Chương” thành một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường.

Ông Nguyễn Hữu Mừng, Chủ tịch HND xã Phong Bình cho biết: “Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt trong xu thế hội nhập như hiện nay. Sản phẩm “Lúa gạo VietGAP Hòa - Bình - Chương” được công nhận nhãn hiệu tập thể, đạt OCOP nên xây dựng được uy tín với khách hàng, thị trường và sản lượng tiêu thụ đều tăng lên”.

Đến thăm cơ sở sản xuất tinh dầu tại Công ty CP Đầu tư phát triển Công Thành (xã Phong Sơn) - đơn vị vừa thực hiện dự án đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất và đóng gói SP tinh dầu theo Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030.

Với diện tích nhà xưởng trên 500m2, công ty trực tiếp sơ chế, chiết xuất các loại tinh dầu như tràm, sả, bạc hà... từ nguồn nguyên liệu do công ty chủ động vùng trồng. Trước đó Sở KH&CN đã có nhiều chuyến thăm, làm việc với công ty để tiến hành hỗ trợ, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất (hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm). Công ty còn liên kết sản xuất, bao tiêu nguyên liệu cho người dân địa phương.

Chị Hoàng Thị Ngọc Lý, Giám đốc điều hành Công ty CP Đầu tư phát triển Công Thành thông tin: “Hiện đại hóa quy trình công nghệ, nhất là khâu chưng cất, giúp công ty chủ động sản xuất trong mọi điều kiện thời tiết; các thông số như áp suất, nhiệt độ có thể thay đổi trong từng khâu để khai thác tối đa lượng tinh dầu, rút ngắn thời gian chiết tách (chỉ trong 1 đến 2,5 giờ); khắc phục được các tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và đảm bảo an toàn, vệ sinh hơn cho người tiêu dùng”.

Với tổng số vốn thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư phát triển Công Thành cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất bằng việc áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy rút màng co, máy ép túi nilon, máy ép liên tục, máy ép hút chân không, bồn chiết xuất tinh dầu 2.450 lít, bồn trao đổi nhiệt. Qua đó, giúp nâng cao năng suất, chất lượng SP, hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra SP chất lượng ổn định, bảo quản được lâu, đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa giúp nông sản được bảo hộ quyền và lợi ích trên thị trường; tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng khi sử dụng SP có nguồn gốc xuất xứ. Từ đó, những SP được “biết mặt, đặt tên” sẽ đi vào thị trường và khẳng định vị thế và vươn tầm khu vực. Chất lượng SP, nhất là nông sản không chỉ là truyền miệng, cảm nhận mà SP phải được bảo đảm bằng nhãn mác, bao bì, nguồn gốc xuất xứ...

Bài, ảnh: Tiến Dũng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch

Đưa đông y nói chung và y thuật cung đình nói riêng vào khai thác du lịch được xem là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc. Huế có nhiều lợi thế lĩnh vực này, song việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của đông y vào du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) vẫn chưa phát huy hết các giá trị.

Đưa đông y vào sản phẩm du lịch
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.

Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top