ClockThứ Hai, 26/02/2024 11:07

Ngăn ngừa cháy chợ

TTH - Chợ truyền thống luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, chập điện nên công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) luôn được các ban ngành, địa phương chú trọng, đặc biệt là địa bàn TP. Huế với số lượng chợ nhiều, tiểu thương đông.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy chợ dịp giáp tếtCháy, phần lớn do hệ thống điệnHỗ trợ hơn 370 triệu đồng cho tiểu thương ảnh hưởng vụ cháy chợ Khe Tre

 Lực lượng chức năng kiểm tra công tác PCCC&CNCH ở chợ Đông Ba

Địa bàn TP. Huế hiện có 42 chợ, trong đó có 37 chợ kiên cố, bán kiên cố và 5 chợ tạm tự phát với quy mô lớn, giá trị hàng hóa lên đến hàng chục tỷ đồng. Đa số tiểu thương các chợ đều dự trữ nhiều mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng dễ cháy, như: thuốc lá, hàng mã, dầu tràm, tạp hóa, vải áo quần…; số lượng người ra vào đông nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ, chập điện.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra nhiều vụ cháy chợ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, như chợ Tứ Hạ vào năm 2015, chợ Khe Tre (Nam Đông) vào cuối năm 2023. Điển hình là vụ cháy chợ Khe Tre thiêu rụi gần 350 sạp hàng, ki ốt với giá trị hàng hóa lớn, là hồi chuông cảnh tỉnh đối với công tác quản lý chợ của ban quản lý (BQL) các chợ cũng như các ban ngành, địa phương; đồng thời là bài học cho các tiểu thương, hộ kinh doanh.

Qua các đợt kiểm tra, lực lượng chức năng nhận định, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy chợ, trong đó các chợ thường được bố trí xây dựng tại nơi tập trung đông dân cư, dễ giao thương hàng hóa nên trữ lượng chất cháy cao hơn so với các khu vực khác. Mặt khác, các tuyến đường, phố bên ngoài xung quanh chợ luôn là các tuyến đường kinh doanh buôn bán nhộn nhịp; hàng hóa, phương tiện cá nhân được bày bán trên vỉa hè, lòng đường… khiến giao thông khu vực này dễ tắc nghẽn, đặc biệt trong các giờ tan tầm, gây khó khăn cho lực lượng, phương tiện chữa cháy khi di chuyển trong trường hợp xảy ra cháy, nổ trong chợ.

Là một trong những ngôi chợ truyền thống quy mô lớn đóng trên địa bàn TP. Huế, chợ Đông Ba có quy mô hơn 2.700 lô, kinh doanh mua bán với nhiều mặt hàng, dịch vụ, trong đó có 1.800 lô có sử dụng nguồn điện. Để đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn, BQL chợ đã đầu tư các phương tiện, thiết bị PCCC, thành lập đội PCCC gồm 22 thành viên và bố trí ứng trực 24/24; lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin liên quan đến công tác PCCC và bố trí nhân viên thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, nước trong khu vực.

Theo Trưởng BQL chợ Đông Ba, bà Hoàng Thị Như Thanh, để đảm bảo an toàn về PCCC cũng như bảo vệ tài sản, tính mạng cho bà con tiểu thương, khách hàng đến chợ, BQL thường xuyên tổ chức tập huấn cho toàn bộ CBCNV về công tác PCCC&CNCH, xử lý kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ” khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Xác định công tác PCCC là hết sức quan trọng, ngay từ đầu năm 2024 thành phố ban hành công văn chỉ đạo triển khai công tác PCCC&CNCH đối với các chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, yêu cầu Công an thành phố chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc khắc phục các tồn tại về PCCC&CNCH các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị thuộc phân cấp quản lý, đề xuất UBND thành phố hình thức xử lý theo đúng quy định.

Đối với UBND 36 phường xã, thành phố yêu cầu tiến hành khắc phục các tồn tại về PCCC&CNCH, đầu tư kinh phí trang bị các phương tiện PCCC&CNCH tại các chợ, như: hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy vách tường, trạm bơm chữa cháy; xử lý dứt điểm các điểm kinh doanh, buôn bán tự phát nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn PCCC&CNCH. Trong đó, Chủ tịch UBND 36 phường, xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng cháy, nổ đối với các chợ tự phát trên địa bàn quản lý.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song, để đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh, thời gian tới, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, lực lượng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác PCCC cho tất cả các hộ kinh doanh; thực hiện nghiêm công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC ngay từ giai đoạn đầu, trong quá trình hoạt động nếu các cơ sở này có mở rộng, nâng cấp, cải tạo thì phải thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC lại.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ

“Nhận diện” sớm các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá… là vấn đề mà người dân rất quan tâm khi mùa mưa bão đến, nhằm chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó với rủi ro thiên tai; tránh, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra do mưa lũ.

“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ
Thông tin doanh nghiệp:
Làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và an toàn của người lao động. Để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe công nhân, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động. Dưới đây là một số bước cần thiết để bảo đảm môi trường làm việc an toàn.

Làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn lao động
Kiểm tra dấu hiệu để ngăn ngừa vi phạm

Nhờ chủ động, bám sát cơ sở, cấp ủy và ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên. Từ đó, chỉ ra những sai phạm, kiên quyết xử lý, tạo sự răn đe, ngăn ngừa vi phạm và lấy đó làm bài học chung cho tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh trong quá trình lãnh, chỉ đạo, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra dấu hiệu để ngăn ngừa vi phạm
Ngăn chặn nguy cơ cháy, nổ

Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, thời gian gần đây, nhiều khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP. Huế hình thành và mở rộng quy mô, nhưng nhiều cơ sở chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, chập điện.

Ngăn chặn nguy cơ cháy, nổ

TIN MỚI

Return to top