ClockThứ Bảy, 23/04/2022 14:04

Ngày hội đổi rác lấy quà

TTH.VN - Sáng 23/4, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (Hepco) tổ chức "Ngày hội đổi rác lấy quà" lần 1 năm 2022 nhằm khởi động chương trình truyền thông phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của TP. Huế và tiến tới triển khai trên toàn tỉnh.

Lay chuyển ý thức người dânKỳ vọng đô thị Huế xanh, sạch, không rác thải - Kỳ 1: Lấy người dân làm trung tâmKhông chỉ là đổi rác lấy quà tặngKhởi động phân loại rác tại nguồn

Hàng trăm lượt người tham gia ngày hội đổi rác lấy quà tại Hepco

Chương trình lần này dành riêng cho cán bộ, nhân viên, người lao động Hepco và con em cán bộ nhân viên, người lao động Hepco từ mầm non đến cấp tiểu học, nhằm cùng nhau nâng cao nhận thức, hành động phân loại rác tại nguồn đến và là lực lượng tiên phong, làm gương trong việc tuyên truyền thông điệp, lan tỏa hành động phân loại rác ra toàn xã hội.

Kế hoạch trong tháng 5 tới, Hepco sẽ mở rộng chương trình "Đổi rác lấy quà" ra cộng đồng.

Trong buổi sáng tham gia ngày hội, hơn 300 lượt người mang đến ngày hội các loại rác đã được phân loại, thu gọn kích thước, thể tích như: chai nhựa các loại, vỏ lon, giấy vụ, giấy báo, bìa carton... Mỗi người đóng góp một túi rác phân loại sẽ được tham gia bốc thăm nhận một trong các phần quà như: cây xanh, cây tiểu cảnh, túi thân thiện môi trường, túi đựng rác tự phân hủy, thực phẩm hữu cơ... Ngoài tham gia hoạt động đổi rác lấy quà, các em nhỏ còn được tham gia trò chơi tái chế, tham quan Trung tâm Truyền thông môi trường đóng tại Hepco.

Đây là chương trình ý nghĩa, nhằm khởi động thực hiện kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn TP. Huế và hỗ trợ cho Trung tâm Truyền thông môi trường hoạt động thêm phong phú, sinh động, thu hút nhiều người, nhiều đối tượng đến tìm hiểu, trải nghiệm về việc phân loại rác tại nguồn, tái chế rác thải. Chương trình do Đoàn Thanh niên Hepco phụ trách với sự đồng hành tài trợ bởi PRO Việt Nam (Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam) và Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (VUREIA). Hoạt động được tổ chức định kỳ hàng tháng tại công ty trong thời gian tới.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay còn một số tồn tại như chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đồng bộ ở các địa phương, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi và thiếu thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu.

Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn
Rà soát để phân loại hộ nghèo

Năm 2024, TP. Huế tiếp tục xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và thực hiện lộ trình giảm từ 110 - 130 hộ nghèo nên việc triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 đã và đang được các phường, xã tăng tốc triển khai.

Rà soát để phân loại hộ nghèo
Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top