ClockThứ Hai, 05/09/2022 06:19

Nghề làm đầu lân sôi động trở lại sau dịch

Để kịp những chuyến hàng, nghệ nhân làm đầu lân phải tranh thủ từ lúc sáng sớm đến đêm khuya

Những ngày này, gia đình anh Trần Sinh Anh (đường Lê Duẩn, TP. Huế) tất bật với công việc làm đầu lân từ sáng sớm cho đến khuya để kịp những chuyến hàng cho thương lái cũng như khách ở các tỉnh, thành xa.

Sau thời gian dài ảnh hưởng dịch, cơ sở sản xuất của gia đình anh Sinh Anh tồn đọng hơn 1.000 đầu lân các loại. Nỗi lo không biết lượng hàng ấy sẽ đi đâu về đâu thì từ đầu tháng 4/2022 khi dịch bệnh cơ bản kiểm soát, số đầu lân này được thương lái nhiều nơi tìm về mua sạch. Bắt nhịp được nhu cầu ấy của thị trường, cả gia đình anh đổ dồn vào sản xuất. “Từ đầu năm đến nay cả gia đình 4 người ra sức sản xuất bất kể ngày đêm. Dù vậy vẫn không đủ cung cấp cho thị trường”, anh Sinh Anh nói với giọng vui sướng.

Cách đó không xa, cơ sở Bảo Anh Đường (đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế) cũng trong tình trạng hụt hàng khá sớm. Từ đầu năm nay, cơ sở này đã bắt đầu làm đầu lân với số lượng khoảng 800 đầu lân lớn và 10.000 đầu lân nhỏ. Anh Trương Như Rem, chủ cơ sở này kể, người mua hàng chủ yếu là từ nhiều tỉnh khác trong cả nước và thậm chí có khách nước ngoài. “Đầu lân ở Huế có giá rẻ hơn ở một số tỉnh, thành, mình cũng cải tiến mẫu mã phong phú đáp ứng thị hiếu của khách hàng nên người ta chuộng”, anh Rem nói.

Nghề làm đầu lân ở Cố đô Huế với nét đặc thù về văn hóa, nghề “cha truyền con nối”, khác biệt với nhiều vùng miền khác. Mỗi bộ đầu lân (kèm đuôi) có giá từ 1,5 đến 10 triệu đồng tùy vào chất lượng của sản phẩm và độ kỳ công của các nghệ nhân.

Để cho ra một đầu lân là chuyện không hề đơn giản, chỉ có những người trong nghề mới hiểu được độ gian nan, khắc nghiệt ra sao. 20 năm kinh nghiệm với nghề, theo anh Trần Sinh Anh, để làm nên những đầu lân tinh xảo, lộng lẫy và uy nghi, người nghệ nhân phải trải qua một thời gian dài học nghề và rèn luyện. Đặc biệt tùy vào tài năng và độ tinh tế của mỗi người, mà có cách “thổi hồn” vào chiếc đầu lân theo cách khác nhau.

Tất cả phải đi theo từng công đoạn rất chi tiết, khéo léo và tỉ mỉ. Công đoạn đầu tiên làm khung được xem là quan trọng nhất để làm nên một chiếc đầu lân chất lượng. Khung dù được làm chất liệu từ tre, mây hay ống nhựa phải đảm bảo hai yếu tố là nhẹ và kết cấu vững vàng.

“Công đoạn này không cần phải vận dụng nhiều kỹ năng, chủ yếu là mình nắm bắt được các quy tắc của việc phết hồ, đắp giấy. Giấy đắp lên không được giày, phải mềm mại theo các đường nét của khung đã được định hình sẵn”, anh Sinh Anh chỉ tay vào một đầu lân rồi giải thích chi tiết.

Qua công đoạn khung, nghệ nhân bắt tay dán vải mùng lên. Kết hợp với keo, mùng được dán lên các phần như gáy, trán, mắt, rồi tiếp lên các bộ phận khó hơn như mũi, miệng, tai, sừng… Và công đoạn quan trọng nhất, quyết định độ thành bại của mỗi đầu lân đó là vẽ. Phần này phải đảm bảo bố cục, đặc biệt nghệ nhân phải vẽ đôi mắt thể hiện sự uy dũng và nét đặc trưng của lân Huế so với vùng miền khác.

 “Nếu vẽ tinh xảo, đầu tư công sức nhiều thì giá thành sẽ cao. Còn nếu đơn giản thì giá thành sẽ thấp hơn nhiều”, anh Sinh Anh nói tiếp và bảo rằng, khâu cuối cùng là đính kim sa làm vảy, lông râu, lông mi, lông mày, lò xo mũi. Tùy theo đầu mà màu lông cũng khác, màu đỏ tượng trưng cho sự sung túc, màu vàng tượng trưng cho tiền bạc…

THÀNH TRỌNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nữ doanh nhân giỏi kinh doanh, giàu lòng nhân ái

Trong số những doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế, chị Trần Thị Ngọc Yến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Ngọc Yến là tấm gương sáng, luôn được nhắc đến ở các diễn đàn. Thành tựu mà chị gặt hái không chỉ dừng lại ở con số doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, mà còn là những hoạt động thiện nguyện, tấm lòng luôn hướng về cộng đồng.

Nữ doanh nhân giỏi kinh doanh, giàu lòng nhân ái
Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1: Ký ức khó phai mờ

Từ cuối Xuân đến đầu Thu năm nay, tôi đã nhiều lần trở lại vùng sông Hai Nhánh. Và để đến được nơi này không thể không cám ơn sự giúp đỡ của Thị ủy Hương Thủy, của chính quyền xã Dương Hòa và gia đình Cựu chiến binh Hồ Đắc Lực. Do không có đường bộ nên nhờ có họ mà chúng tôi mới có dịp theo thuyền thăm lại chiến khu xưa.

Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1 Ký ức khó phai mờ
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thị trường việc làm Đà Nẵng đang ngày càng sôi động và hấp dẫn

Thị trường việc làm Đà nẵng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, với sự gia tăng nhu cầu lao động trong nhiều lĩnh vực. Sự sôi động của thị trường việc làm tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng mà còn có triển vọng cho những ai đang tìm kiếm cơ hội việc làm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thị trường việc làm Đà Nẵng nhé.

Thị trường việc làm Đà Nẵng đang ngày càng sôi động và hấp dẫn

TIN MỚI

Return to top