ClockChủ Nhật, 15/10/2023 13:09

Nguồn nhân lực: Giá trị cốt lõi để doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng

Theo đại diện Cục Công nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và thuê được những lao động có tay nghề cao và hiểu biết về công nghệ mới.

Doanh nhân thời kỳ mới: Tri thức - Sức mạnh của 'tay chèo'Đồng hành cùng doanh nghiệp nữ và doanh nghiệp có trách nhiệm giớiKhi công tác đào tạo đội ngũ doanh nhân được quan tâmDoanh nghiệp và người lao động gặp khóThiếu hụt nhân lực chất lượng cao lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệpQuan tâm nuôi dưỡng nguồn nhân lực - vốn quý của doanh nghiệp

Kết nối các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) 

Trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực sản xuất, tự tin cạnh tranh nhờ việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chuỗi giá trị.

Nút thắt từ thiếu chất lượng nguồn nhân lực

Ông Phùng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Manutronic Việt Nam cho hay, trước xu hướng về chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn của tất cả các doanh nghiệp và các tập đoàn trên thế giới.

Vì vậy, các doanh nghiệp nội sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thêm kinh doanh và sản xuất, song để đón bắt được việc này, đòi hỏi phải có sự thích ứng cao về công nghệ và nguồn nhân lực.

Dẫn ví dụ thực tế trong ngành điện tử, theo ông Tuấn, điều đầu tiên mà các khách hàng đưa ra đó là những sản phẩm có tích hợp công nghệ cao, có chất lượng tốt và tối ưu, tiếp đến là chi phí, giá thành hợp lý để phù hợp với tính chất và sự cạnh tranh của thị trường cũng như giao hàng, đối ứng nhanh.

Bên cạnh đó là tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề về môi trường, về trách nhiệm xã hội và phải có một hệ thống quản trị bài bản… Để làm được điều đó thì tất cả doanh nghiệp phải có một nguồn năng lực sẵn sàng, có thể đáp ứng được theo đúng những yêu cầu, tiêu chuẩn của các tập đoàn khi họ chuyển dịch sang Việt Nam.

“Chính vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố hay có thể nói khác là một trong những giá trị cốt lõi có thể quyết định sự thành công và hội nhập, nắm bắt được những cơ hội trong xu thế mà chúng ta đang có được cơ hội chuyển dịch từ tất cả các tập đoàn sang Việt Nam,” đại diện Manutronic nói.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khi đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh đều tập trung tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, từ cấp độ quản lý cao cấp đến những người lao động trực tiếp.

Công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng cao với công nghệ. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) 

Với ngành công nghiệp hỗ trợ, theo ông Lê Quý Thành, Giám đốc Nhà máy TOMECO An Khang, để tận dụng được ưu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đầu tiên doanh nghiệp phải đầu tư vào một lực lượng nhân sự có hiểu biết sâu rộng về các giải pháp, phần mềm, giải pháp công nghệ và hệ thống quy trình để vận hành, giúp doanh nghiệp có thể tiến hành được các hoạt động Chuyển đổi Số ngay, sau đó, nguồn nhân lực cần có tư duy làm việc số để vận hành hệ thống đã xây dựng nên.

Song từ thực tế của TOMECO khi đầu tư các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại như CNC hay công nghệ hàn robot… ông cho rằng, rất khó để tìm kiếm được các lao động đứng máy, thậm chí doanh nghiệp phải tuyển những kỹ sư được đào tạo đại học về chuyên môn phù hợp để vào đứng máy. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo kỹ sư thì không hướng đến việc trực tiếp đứng và vận hành những máy móc như vậy.

“Sinh viên mới ra trường cần rất nhiều thời gian để học việc để đáp ứng các yêu cầu về mặt chuyên môn và học kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp, đàm phán, lập kế hoạch và định hướng công việc, hướng đến kết quả đó chính là những mà giá trị mà doanh nghiệp cần nhất,” đại diện TOMECO nêu thực tế.

Đào tạo gắn với tuyển dụng

Đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với khoảng 54% dân số ở độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động rất trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành như cơ khí, chế biến chế tạo, thiết bị linh phụ kiện điện, điện tử…

Ông Cao Văn Bình, Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (Cục Công nghiệp) thông tin, đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và thuê được những lao động có tay nghề cao và hiểu biết về công nghệ mới.

Chưa kể các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ thường phải cạnh tranh với các ngành khác, chẳng hạn như công nghiệp công nghệ cao hoặc công nghiệp sản xuất. Điều này có thể làm cho việc thu hút và giữ chân những tài năng có kỹ năng cao trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ thường tham gia vào việc thay đổi và cải tiến quy trình sản xuất và công nghệ, doanh nghiệp cần có những nguồn nhân lực có khả năng học hỏi và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng. Việc tìm kiếm và duy trì những nguồn nhân lực như vậy có thể là một thách thức.

Chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố then chốt để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) 

Từ các dẫn chứng trên, ông Cao Văn Bình cho rằng, cần có sự phối hợp chia sẻ thông tin từ phía các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo về nhu cầu tuyển dụng và mục tiêu, mục đích đặt ra để liên kết chặt chẽ hơn, tạo việc làm cho các lao động có tay nghề, trình độ cao, đồng thời, có các cơ chế, giải pháp để  thu hút được nhiều hơn nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía các trường như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Tiến sỹ Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trong công tác đào tạo hiện nay, Đại học Công nghiệp Hà Nội coi doanh nghiệp là một bên liên quan đặc biệt, đó là sự tham gia, vào cuộc của doanh nghiệp ngay từ khâu thiết kế chương trình, trong quá trình điều chỉnh, cập nhật chương trình và trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học đều có sự tham gia của doanh nghiệp và từ đấy giúp xóa bỏ khoảng cách giữa đầu ra sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu của doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp vào cuộc từ sớm và đã tuyển dụng sinh viên từ đầu năm thứ ba, đầu năm thứ tư. Trên cơ sở đó, trong năm cuối hoặc 2 năm cuối, nhà trường cùng doanh nghiệp sẽ đào tạo bổ sung những module, nội dung mà doanh nghiệp cần, như thế khi nhận bằng tốt nghiệp các em có thể làm việc luôn tại doanh nghiệp như những kỹ thuật viên, nhân viên đã thành thạo công việc được tuyển dụng từ trước,” Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho hay./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top