ClockThứ Ba, 21/08/2018 14:13

Nguyên nhân nào khiến tín dụng đen “nở rộ“?

Tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân vì vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.

Vốn tín dụng chính sách do hội nông dân nhận làm ủy thác: Đảm bảo chất lượng tín dụngHợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận vốn vay“Khởi động” chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở

Tín dụng đen bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong phiên thảo luận tại Diễn đàn chuyên đề Vốn - Tài chính sáng nay (21/8), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".

Do thiếu vốn, nhiều DNNVV phải tiếp cận với "tín dụng đen". Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty CP tái cấu trúc doanh nghiệp Việt khẳng định, các DNNVV chưa có cấu trúc vốn, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận ngân hàng nên buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen". Thịtrường có nhiều loại hình cho vay, nhưng chi phí sử dụng tương đối cao.

Theo ông Hùng, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen.

Ông Hùng mong muốn Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10% nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.

"Tín dụng đen không phải hoàn toàn xấu"

Lý giải về sự "nở rộ" của tín dụng đen, ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia - cho rằng, quỹ tín dụng đen tồn tại theo nhu cầu của người dân. Vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.

Ông Tuấn cũng cho hay, có tình trạng dùng nguồn vay từ tín dụng đen trả nợ ngân hàng. Một nguyên nhân nữa là trong thời gian vừa qua, sự phát triển công nghệ thông tin khiến cho cách tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận tiện.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, là vấn đề khơi thông nguồn vốn. Người ta không muốn gửi ngân hàng vì cho vay bên ngoài lãi suất cao hơn.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định, quỹ tín dụng đen không phải hoàn toàn xấu.

"Đối với thế giới, tín dụng đen đã tồn tại từ rất lâu dưới dạng cũng hoạt động như ngân hàng nhưng không được công nhận. Vì vậy, chúng ta đang đứng trước thực tiễn do cung cầu mà hình thức này tồn tại", ông Tuấn nói0.

Ông Tuấn cho rằng có hai cách tiếp cận với tình trạng này, đó là làm sao hợp thức hoá được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ nào đó phù hợp. Thứ hai là phải nghiên cứu sử dụng dịch vụ về thuế, đơn cử thuế tư nhân... để giải trình hợp lý.

Đồng quan điểm với ông Hà Huy Tuấn, ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchia - cũng đánh giá, tín dụng đen không hoàn toàn xấu.

Ông Warrick Cleine cho rằng, "đen" không hoàn toàn là xấu, vì nó có những mặt để tạo điều kiện cho người vay tiền. Tuy nhiên, cần có chính sách để kiểm soát thị trường này một cách hiệu quả.

"Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải thể chế hóa, chính thức hóa những tín dụng đen như thế nào, cần đưa vào khuôn khổ ra sao để điều tiết thị trường này. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn ở Hà Lan", ông Warrick Cleine gợi ý.

Ông Warrick Cleine cũng nhấn mạnh sự cần thiết của công tác truyền thông, giáo dục người dân trong việc tiếp cận các quỹ tín dụng đen, trong khi đó, nhà nước, cần có biện pháp quản lý thị trường này hiệu quả.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Dự báo đến năm 2025, nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh phát triển thêm khoảng 1.016.205m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.861 tỷ đồng và đến năm 2030 phát triển thêm khoảng 951.562m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.224 tỷ đồng.

Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Return to top