ClockThứ Năm, 09/08/2018 09:46

Nhiều chương trình tôn vinh lễ hội thanh trà Huế

TTH.VN - Ngày 9/8, Ban tổ chức lễ hội thanh trà Huế lần thứ 6 – 2018 cho biết, các chương trình nằm trong lễ hội sẽ được diễn ra từ ngày 30/8 đến 2/9 tại khuôn viên cơ sở 2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (540 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, TP.Huế).

Cây thanh trà “khát” phù saThủy Biều: Còn nhiều đất để mở rộng diện tích cây thanh trà

Lễ hội thanh trà Huế là một trong những hoạt động tôn vinh đặc sản Huế

Theo đó, lễ hội bao gồm nhiều hoạt động như khai mạc, bế mạc, hội thi sản phẩm trái ngon thanh trà Huế, không gian trưng bày sản phẩm thanh trà và đặc sản Huế, hội thi ẩm thực chế biến món ngon từ trái thanh trà, không gian trình diễn trưng bày giới thiệu khám phá về cây thanh trà, không gian hàng đặc sản Huế, lễ cáo giang sơn cung tiến “thanh trà” tại đình làng Nguyệt Biều và Lương Quán, tour du lịch cộng đồng sinh thái tại Thủy Biều...

Trải qua nhiều kỳ, Lễ hội thanh trà Huế là một hoạt động ý nghĩa vừa để quảng bá, tôn vinh thanh trà, đồng thời mở rộng tiếp cận khách tiêu dùng với sản phẩm đặc sản Huế.

Toàn phường Thủy Biều có khoảng 800 hộ trồng thanh trà với diện tích hơn 147 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước. Bình quân mỗi hộ trồng 0,15 ha, hộ có diện tích lớn nhất khoảng 0,7 ha.

Xác định thanh trà là một trong những đặc sản Huế tiêu biểu, hiện nay UBND thành phố Huế đang tổ chức Hội thi tuyển chọn thiết kế sản phẩm quà tặng từ logo Huế và thiết kế bao bì cho sản phẩm thanh trà Huế nhằm nâng cao chất lượng, hình thức đóng gói sản phẩm thanh trà, đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

Tin, ảnh: P. Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng

Lần thứ 2 trở lại Cố đô Huế, Lễ hội Ánh sáng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho công chúng.

Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng
Return to top