ClockThứ Năm, 03/11/2022 05:55

Nhiều địa phương có nguy cơ ô nhiễm cao

TTH - Những năm gần đây, môi trường ở nông thôn có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều địa phương đang có nguy cơ ô nhiễm bởi rác và nước thải từ sinh hoạt, khu chăn nuôi đến các làng nghề, chợ... chưa được thu gom, xử lý dứt điểm.

Ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng

Làng nghề chế biến mắm ruốc ở Phú Thuận chưa quan tâm đến môi trường chung quanh

Vui nhưng vẫn lo

Nói đến môi trường nông thôn, nhiều người đánh giá cao xã Quảng Phú (Quảng Điền). Năm 2014, xã được huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) và hai năm sau đó được công nhận với 19/19 tiêu chí đạt chuẩn. Năm 2018, xã Quảng Phú lại được chọn xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Đến thời điểm này, Quảng Phú hình thành mô hình trồng trọt, chăn nuôi kiểu theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với phát triển kinh tế, Quảng Phú chú trọng đến môi trường, đường thôn, ngõ xóm khang trang, sạch sẽ.

"Bức tranh" môi trường như Quảng Phú thực tế hiện nay ở Thừa Thiên Huế không hiếm. Tuy vậy không ít xã, phường vùng trũng hay ven biển, đầm phá đang báo động nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, phường Thuận An (TP. Huế) hay xã Phú Thuận, Phú Hải (Phú Vang), do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân mở rộng quy mô chế biến thủy sản, chăn nuôi theo phương thức truyền thống, làm chuồng trại ngay trong khuôn viên nhà, chất thải “vô tư” tiện đâu thải đấy. Đây chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí, nguồn nước sinh hoạt.

 Lý giải của một chủ hộ sản xuất ruốc mắm (Phú Hải, Phú Vang) thì cơ sở đặt trong vườn nhà rất tiện, dễ dàng trông coi; làm xa nhà, khuất tầm nhìn dễ mất trộm. Tuy biết rằng điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, nhưng để đầu tư cơ sở chế biến, chuồng trại chăn nuôi theo mô hình khép kín, kèm hệ thống xử lý chất thải phù hợp thì không phải hộ nào cũng có điều kiện. Hiện nay, môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng còn khá nhiều người dân lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thiếu kiểm soát.

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, mức độ sử dụng thuốc BVTV những năm gần đây sử dụng từ 175- 200 tấn/năm. Trong đó lượng vỏ, bao bì thuốc BVTV chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ. Như vậy, mỗi năm thải ra môi trường từ 17- 20 tấn bao gói của loại thuốc này. Lượng vỏ, bao gói này chỉ tính từ 1-2% hoạt chất của thuốc còn lưu giữ đã phát tán chất độc hại, ô nhiễm trực tiếp ra không khí, môi trường sống, sức khỏe cộng đồng.

"Trắng" hệ thống thu gom

Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trang trại chăn nuôi tại khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hoặc ủy quyền cấp huyện bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư hệ thống xử lý NTSH tại các đô thị, khu dân cư tập trung; có chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ NTSH phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình, tại khu dân cư không tập trung. Tuy vậy đến thời điểm này, hầu như các huyện, thị trên địa bàn chưa đầu tư hệ thống xử lý NTSH tập trung, ngoại trừ 2 làng nghề sản xuất bún tươi ở Quảng Vinh (Quảng Điền) và Hương Toàn (Hương Trà).

Khảo sát gần 87 làng nghề lớn, nhỏ và hơn 20 khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh gần đây cho thấy, phần lớn vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Các chuyên gia môi trường đánh giá, xét riêng về nước thải ở các khu chợ đã thấy lo bởi nó chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh. Hơn nữa, nước thải ở các chợ còn chứa nhiều hóa chất độc hại... Những chất thải này nếu không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới mạch nước ngầm, không khí và kèm theo đó là những mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Lãnh đạo một huyện nói, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Đường sá ngày càng đẹp, rác thải cơ bản được thu gom, xử lý theo quy trình. Nhưng phần lớn NTSH vẫn tự thấm qua các hố ga, bể chứa ngầm hoặc thải trực tiếp ra môi trường do hạ tầng thu gom, xử lý chưa được đầu tư... là vấn đề đáng lo. Thu gom, xử lý NTSH là việc làm cấp thiết để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vì thành phần phức tạp, nguồn thải nhiều nhưng phân tán nên việc đầu tư hệ thống bài bản rất khó khăn. Do vậy giải pháp đặt ra thu gom và xử lý NTSH trước mắt theo cụm nhỏ hoặc tuyên truyền, hỗ trợ các hộ gia đình tự xử lý nước thải theo quy trình.

Quyết định phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành ngày 2/8/2022 đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 15% số hộ nông thôn có NTSH được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả; 80% nước thải chăn nuôi và 50% nước thải sản xuất ở các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện nhằm​ quán triệt nội dung định hướng, kế hoạch về tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện
Nguy cơ mất an toàn tại các "điểm đen" giao thông

Gần đây, hệ thống giao thông ở Phong Điền không ngừng được đầu tư, nâng cấp, kết nối thông suốt. Tuy nhiên, hiện tại các ngã ba, ngã tư ở các quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL)… qua địa bàn Phong Điền có nguy cơ thành “điểm đen”, mất an toàn giao thông (ATGT).

Nguy cơ mất an toàn tại các điểm đen giao thông
Phần thưởng xứng đáng

Từ 100 con gà giống được chính quyền địa phương hỗ trợ, đến nay ông Nguyễn Vĩnh Tường (thôn Hà Trữ Thượng, xã Phú Gia, Phú Vang) đã phát triển thành trang trại nuôi gà thả vườn với số lượng đàn dao động từ 3.000 – 5.000 con, doanh thu mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Phần thưởng xứng đáng
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top