ClockThứ Ba, 26/09/2023 10:28

Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản

TTH.VN - Đó là thông tin, khuyến cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 26/9.

Nhiều yếu tố môi trường bất lợi đối với thủy sản nuôiQuan trắc, giám sát môi trường khu vực nhận chìmNhiều yếu tố môi trường bất lợi cho thủy sản nuôi

 Kiểm tra nuôi tôm trên cát

Theo đó, tại khu vực cấp nước nuôi trồng thủy sản xã Phú Xuân (Phú Vang) có hàm lượng N-NH4+ là 1,19 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép (0,9 mg/l) và khu vực nuôi cá lồng xã Vinh Hiền (Phú Lộc) có tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là 51,8 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép (50 mg/l).

Một số chỉ tiêu trên vượt quá giới hạn cho phép có thể liên quan đến việc người nuôi sử dụng thức ăn tươi sống, như cá tạp, ruốc (khuyết) khô trong thời điểm cuối vụ. Việc này có thể gây ô nhiễm cục bộ và có thể ảnh hưởng đến các vùng nuôi dưỡng giống cho năm sau, gây bất lợi cho đối tượng nuôi thương phẩm khi kiểm soát khẩu phần chưa tốt hàng ngày.

Theo kết quả phân tích mẫu nước trong tháng 9, tại phường Thuận An (TP. Huế) và thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) cho thấy, nguồn nước cấp tại Lăng Cô có mật độ Coliform trong nước cao hơn 8 lần so với giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nguồn nước cấp tại Thuận An (TP. Huế) có hàm lượng N-NO2- và N-NH4+ cao hơn 1,5 lần và 1,3 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Chi cục Thủy sản khuyến cáo, đến cuối tháng 9 là thời gian thu hoạch xong các sản phẩm thương phẩm trong nuôi trồng thủy sản tại hầu hết các vùng nuôi trên địa bàn toàn tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại, hạn chế rủi ro do thiên tai. Người dân lưu ý cần phải thu tỉa để giảm mật độ và có chế độ chăm sóc, cho ăn, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho đối tượng thủy sản nuôi còn lại để thúc đẩy việc phát triển. Cần thu hoạch thủy sản xong trước mùa mưa bão để tăng hiệu quả kinh tế của vụ nuôi trồng thủy sản trong năm.

Đối với các cơ sở nuôi tôm chân trắng trên cát, việc xây dựng phương án chủ động trong phòng, chống mùa bão lụt để thả nuôi vụ đông là hết sức cần thiết; đặc biệt, chuẩn bị các trang thiết bị, bảo dưỡng hệ thống liên quan đến nguồn điện, xử lý sự cố trong vụ nuôi để đảm bảo tốt nhất trong nuôi tôm. Lưu ý, cần thả mật độ tôm vừa phải từ 120 - 150 con/m2, tôm giống phải kiểm tra PCR trước khi thả nuôi, thường xuyên cập nhật bản tin thời tiết…

Tin, ảnh: H. Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

TIN MỚI

Return to top