ClockThứ Hai, 21/03/2022 08:06

Doanh nghiệp dệt may tìm cách ứng phó khi lao động nhiễm COVID-19 tăng

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III/2022, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng người lao động bị nhiễm COVID-19 gia tăng, gây ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Người lao động là F0 cần mở tài khoản cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm xã hộiCấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho lao động điều trị COVID-19 tại nhàĐể bệnh nhân COVID-19 được hưởng bảo hiểm xã hộiSớm có hướng dẫn trong việc xác nhận người lao động bị mắc COVID-19Công đoàn đề nghị Bộ Y tế giải quyết kịp thời chế độ cho lao động F0Người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được hưởng trợ cấp theo chế độ ốm đauQuan tâm tạo việc làm cho lao động từ các vùng có dịch COVID-19 trở về

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang thiếu lao động vì số ca mắc COVID-19 tăng cao.

Bà Trần Tường Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công CP Dệt may Hòa Thọ cho biết, tổng số người lao động bị F0, F1 của Tổng Công ty đến tháng 3 là 1.719 ca, chiếm 15% tổng lao động. Người lao động là F0 được công ty cho nghỉ việc để điều trị theo thời gian quy định của Bộ Y tế, hưởng các chế độ ốm đau theo quy định của bảo hiểm xã hội. Sau khi khỏi bệnh, người lao động được hỗ trợ 300.000 đồng và ăn ca theo chế độ bồi dưỡng riêng trong 2 tuần. Đối với các trường hợp là F1 thì vẫn đi làm bình thường và xét nghiệm theo định kỳ.

Do số lượng người lao động phải nghỉ ngày càng tăng, nên Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, người lao động sau khi khỏi bệnh đi làm lại thì sức khỏe còn yếu, chưa bắt kịp nhịp độ lao động, dẫn đến năng suất giảm.

“Tổng Công ty đang phải đàm phán với khách hàng để điều chỉnh thời gian giao hàng, sắp xếp lại kế hoạch và ưu tiên lao động để sản xuất các đơn hàng có tiến độ gấp. Những người lao động trước đây làm việc gián tiếp đã được tăng cường vào để trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, Toogr công ty còn xây dựng phương án, bố trí khu làm riêng, ăn riêng cho các F0 đi làm, khi được sự cho phép của chính quyền và ngành y tế”, bà Trần Tường Anh chia sẻ.

Với Tổng Công ty May 10, do có nhà máy trải rộng tại nhiều địa phương, nên tỷ lệ lao động bị F0 có sự khác nhau, có đơn vị chiếm khoảng 10 – 15% nhân công, nhưng có nơi tới 40%. Theo quy định, người lao động là F0 được nghỉ cách ly và điều trị tại nhà để đảm bảo sức khỏe. Do đó, với đơn vị có nhiều F0, để duy trì sản xuất, công ty được điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều chuyển lao động ở đơn vị có ít người F0 sang làm việc, đảm bảo tiến độ đơn hàng.

Theo bà Đàm Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Dệt 8-3, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số người lao động bị F0, F1 của Công ty tăng vọt, chiếm khoảng hơn 40%. Đối với người lao động phải cách ly, bên cạnh việc duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội, công ty còn hỗ trợ thêm 50.000 đồng/ người/ngày và phát kit test nhanh cho người lao động.

Các trường hợp là F1 vẫn đi làm bình thường và được công ty bố trí khu làm việc riêng biệt. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng thiếu lao động do phải cách ly, công ty đã linh hoạt trong việc chuyển đổi ca làm việc cho phù hợp, để hỗ trợ các bộ phận, công đoạn có nhiều F0, F1, đảm bảo sản xuất.

Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Cùng với đó, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu tốt trong năm 2021, nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019, với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.

Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5/2022, nhưng chưa thể biết được tiếp theo sẽ ra sao, vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, duy trì giải pháp căn cơ này, để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới.

Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do...

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội

Chiều 15/5, Liên đoàn Lao động huyện Phú Vang phối hợp Công đoàn Khu kinh tế Công nghiệp (KTCN) tỉnh tổ chức hội nghị “Đối thoại Tháng 5” với công nhân lao động trên địa bàn huyện Phú Vang. 300 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động trên địa bàn huyện tham gia.

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội
Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

Trong Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Nhiều công đoàn cơ sở tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao mang đến món quà tinh thần cho đoàn viên, người lao động; thăm hỏi động viên và trao hỗ trợ cho những đoàn viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

TIN MỚI

Return to top