ClockChủ Nhật, 12/06/2022 09:08
THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG:

Bắt tay “gỡ” từng dự án

TTH - Đã đầu tháng 6, nhưng giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) mới chỉ chạm ngưỡng đạt 25,44% kế hoạch (KH). Đây là khó khăn lớn của tỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu giải ngân vốn ĐTC đến hết quý II đạt 50% nói riêng.

Không giải ngân được vốn đầu tư công sẽ không phát huy được hiệu quả đồng vốnRà soát, phân bổ 95.000 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc giaNỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

Thúc đẩy các dự án đầu tư công nhằm tạo cú hích trong tăng trưởng kinh tế

Thi công chậm ảnh hưởng tiến độ giải ngân

Dự án (DA) đường Phú Mỹ - Thuận An được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư vào năm 2016 và điều chỉnh qua các năm với tổng mức đầu tư hơn 344 tỷ đồng, do Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Đến nay, DA đã bố trí vốn gần 254 tỷ đồng. Trong năm 2022 sẽ bố trí vốn 90 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư DA hiện không thể cam kết giải ngân 40 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương (NSTW) trong năm 2022, do công trình đang chờ lún kỹ thuật.

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nếu điều chuyển phần vốn 40 tỷ đồng này cho DA khác thì phải bố trí kế hoạch 2023 cho DA. Trong khi, công trình này thuộc diện phải hoàn thành trong năm 2022 và đã kết thúc thời gian bố trí vốn đối với DA nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công. Việc kéo dài thời gian bố trí vốn cho DA phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Sở KH&ĐT đề nghị chủ đầu tư phải có giải pháp kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn DA trong năm 2022.

Thi công dự án đường Phú Mỹ - Thuận An

Một DA khác có tiến độ giải ngân kéo dài là DA cải thiện môi trường nước thành phố Huế. DA có kế hoạch vốn năm 2022 là 162.413 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng ngân sách địa phương (NSĐP) 10.000 triệu đồng, vốn nước ngoài cấp phát từ NSTW 152.413 triệu đồng.

Hiện, DA chậm giải ngân giá trị còn lại của các gói thầu cũ do nhà thầu gói H/ICB/1B yêu cầu không áp dụng tỷ lệ giảm giá cho phần khối lượng điều chỉnh thiết kế, nên không xác nhận hồ sơ nghiệm thu, do đó chưa giải ngân được giá trị còn lại của hợp đồng. DA vẫn chưa hoàn thành các thủ tục điều chỉnh DA khiến tiến độ giải ngân chậm và kéo dài.

Đó chỉ là 2 trong số nhiều DA ĐTC được triển khai, nhưng gặp nhiều vướng mắc trong thi công cũng như giải ngân vốn, kéo theo tỷ lệ giải ngân vốn chưa cao. Theo Sở KH&ĐT, kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022, Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng Chính phủ giao vốn là 4.266 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 20/5 mới giải ngân được số vốn 1.067 tỷ đồng, đạt 25,44% KH vốn. Dù còn chưa đầy 1 tháng là hết quý II song tỷ lệ này so với mục tiêu giải ngân 50% vốn hết quý II còn khá xa.

Lý giải nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC chưa cao, đại diện Sở KH&ĐT cho biết, tiến độ thi công các DA chậm kéo theo tỷ lệ giải ngân chưa cao. Các DA gặp khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giá nguyên, vật liệu tăng. Một số DA không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai lập, thiết kế nên phải điều chỉnh, bổ sung DA, thiết kế cho phù hợp với thực tế dẫn đến tiến độ triển khai chậm. Với các DA chuyển tiếp khởi công cuối năm 2021 đang thi công khối lượng tạm ứng, nên chưa có khối lượng thanh toán kế hoạch năm 2022.

Gắn trách nhiệm trong công tác giải ngân

Được xem là nguồn “vốn mồi” để dẫn dắt tăng trưởng, vì thế giải ngân kế hoạch vốn ĐTC là mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Theo nhận định, nếu “kích” được các DA trọng điểm, vốn lớn thuộc DA ODA và DA sử dụng vốn NSTW sẽ có khả năng tác động đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh. Vì thế, ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành quyết liệt công tác thực hiện và giải ngân, thành lập 4 tổ công tác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA.

Ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho hay, UBND tỉnh đã quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công tác giải ngân gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, ban, ngành liên quan và chủ đầu tư các DA. Cụ thể trong thời gian này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các DA chuyển tiếp đến ngày 30/6/2022 phải giải ngân trên 50% KH, đến 15/12/2022 phải giải ngân 100% KH. Đối với các DA khởi công mới đến ngày 30/6/2022 phải có số liệu giải ngân cho công tác xây lắp, đến ngày 30/9/2022 phải giải ngân trên 60% KH, đến 31/12/2022 phải giải ngân 100% KH.

Chủ đầu tư các DA sử dụng vốn NSTW thuộc diện phải hoàn thành trong năm 2022 và đã kết thúc thời gian bố trí vốn đối với DA nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công, không bố trí kế hoạch năm 2023 (đường Phú Mỹ - Thuận An, đường Chợ Mai - Tân Mỹ, đường phía Đông đầm Lập An) phải phối hợp chặt chẽ với địa phương thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, GPMB và giải ngân hết nguồn vốn NSTW thuộc kế hoạch ĐTC năm 2022.

Các ban chỉ đạo công tác GPMB cấp huyện ưu tiên, tập trung chỉ đạo tháo gỡ khẩn trương những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB, hỗ trợ tái định cư. UBND cấp huyện tập trung hỗ trợ các chủ đầu tư trong công tác GPMB, đảm bảo bàn giao mặt bằng để thực hiện các DA, đặc biệt là các DA có vướng mắc GPMB kéo dài, DA ODA, DA vốn NSTW...

Các chủ đầu tư và chính quyền địa phương theo thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt phương án, kế hoạch GPMB và tái định cư cũng tăng cường công tác phối hợp, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, củng cố bộ máy, tăng cường năng lực đơn vị chức năng để đẩy nhanh tiến độ GPMB.

“Cùng với nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư, các cơ quan, ban, ngành liên quan, Sở cũng phối hợp thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn linh hoạt, kịp thời giữa các DA, từ DA giải ngân chậm sang các DA có nhu cầu vốn và khả năng giải ngân cao theo quy định”, ông Sơn chia sẻ.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top