ClockThứ Ba, 01/12/2015 08:04

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics

TTH.VN - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quyết định của Chính phủ về quy hoạch hệ thống trung tâm logistics, cảng cạn (ICD), cùng các cải cách thủ tục hành chính đã góp phần tích cực thúc đẩy logistics phát triển.

Hiện nay, doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) vẫn nặng mua CIF (giá tại cửa khẩu của bên nhập) bán FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất), chỉ khoảng 30% doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu và quen với dịch vụ logistics thuê ngoài, số còn lại vẫn tự làm. Điều này làm ảnh hưởng hiệu quả dịch vụ logitics cũng như thúc đẩy logistics phát triển.

Bộ Công Thương cũng cho biết, doanh nghiệp làm dịch vụ logistics chủ yếu là vừa và nhỏ. Gần đây số lượng doanh nghiệp gia tăng làm cho dịch vụ logitisc cạnh tranh hơn. Tuy nhiên năng lực và thị phần doanh nghiệp Việt Nam chậm chuyển biến. Số lượng doanh nghiệp logistic Việt Nam hiện nay khoảng 1.300 doanh nghiệp, chiếm 25% thị phần, vốn điều lệ phần lớn khoảng 4-6 tỷ đồng và chiếm khoảng 72% lao động, tuy nhiên được đào tạo bài bản chỉ chiếm 5-7%; số lượng doanh nghiệp FDI khoảng 4-5% nhưng chiếm 75% thị phần. Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 2-25% GDP cả nước.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics tương đương khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, khoảng 15-20% GDP ở các nước đang phát triển. Việc giảm chi phí này giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa của quốc gia. Trong sự phát triển của xuất nhập khẩu (XNK) những năm qua, logistics đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng.

Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có sự gắn bó đầy đủ giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp XNK, làm cho doanh nghiệp XNK đang phải chịu chi phí cao, thời gian kéo dài, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có khó khăn là hạ tầng kết nối các khu vực cảng với khu vực tập trung hàng hóa còn yếu; thiếu các trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ chuyên dụng. Từ đó đặt ra yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia đồng bộ, hợp lý; xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo VPCP
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ vướng chính sách thuế cho các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập

Do không nắm các quy định liên quan nên thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục công lập chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lựa chọn phương pháp tính thuế chưa phù hợp với mô hình hoạt động của đơn vị… Để hỗ trợ các cơ sở giáo dục công lập cập nhật chính sách thuế và thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế. Bà Âu Thị Nguyệt Liên, Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này.

Gỡ vướng chính sách thuế cho các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập
Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

Chiều 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top