ClockThứ Năm, 25/07/2019 08:56

Việt Nam tăng 3 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia.

Hàn Quốc là quốc gia đổi mới nhất thế giớiViệt Nam xếp thứ 18/126 quốc gia tiến bộ đổi mới sáng tạo về giáo dụcChâu Á cải thiện vị trí trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầuViệt Nam tăng 2 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Tại New Delhi, Ấn Độ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2019.

Theo đó, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 3 bậc lên lên vị trí 42 trên 129 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2018. Thứ hạng này đã cải thiện 17 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, và vươn lên đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi công bố ngày 24/7.

Chỉ số ĐMST toàn cầu (gọi tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia, được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ. Đây là một bộ công cụ đo lường hệ thống ĐMST ở mức quốc gia.

Năm 2019, việc tính toán chỉ số GII có thay đổi về phương pháp, cụ thể là thay đổi về chỉ số, nguồn dữ liệu và phương pháp tính toán chỉ số. GII năm 2019 với 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số vẫn được chia thành 7 trụ cột chính với 5 trụ cột đầu vào là: Thể chế vĩ mô, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Thị trường và Môi trường kinh doanh và 2 trụ cột đầu ra là: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.

Theo báo cáo của WIPO, Việt Nam có sự tiến bộ ở cả nhóm chỉ số đầu vào (tăng 02 bậc so với năm 2018) và đầu ra (tăng 04 bậc so với năm 2018), cũng như có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình.

Một số chỉ số có cải thiện đáng chú ý so với năm 2018 là: Trình độ phát triển của thị trường tăng 3 bậc; Tín dụng tăng 4 bậc; Tăng năng suất lao động tăng 3 bậc. Và đặc biệt là hai chỉ số liên quan đến đầu vào và đầu ra của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có những bước nhảy vọt, cụ thể là:  chỉ số Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc; và chỉ số Sản phẩm dựa trên tri thức và công nghệ tăng 8 bậc.

Kết quả chỉ số GII năm 2019 là minh chứng quan trọng khẳng định hiệu quả chỉ đạo điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực ĐMST quốc gia.

Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top