ClockThứ Bảy, 25/08/2018 15:21

33/63 tỉnh, thành phố có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đến nay, 33/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích khoảng 70.600 ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận sản xuấtĐồng hành phát triển nông nghiệp hữu cơLiên kết chăn nuôi, tiêu thụ lợn hữu cơPhân bón hữu cơ: Dồi dào, hiệu quả, nhưng chưa được quan tâmNông nghiệp hữu cơ - xu thế tất yếu

Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nông nghiệp hữu cơ.  (Ảnh minh họa: KT)

Theo đánh giá, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, việc nhân rộng sản xuất hữu cơ trong nông nghiệp còn gặp nhiều thách thức n­hư, diện tích cánh tác còn hạn chế, chính sách hệ thống văn bản hướng dẫn các quy định về sản xuất hữu cơ còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Đặc biệt là việc kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu thụ sản phẩm, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc công ty Giám đốc thương mại Công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel Việt Nam, một đơn vị chuyên tư vấn nghiên cứu thị trường cho rằng: “Cần xây dựng bộ quy chuẩn và cần có một cơ quan chứng nhận, có uy tín, có thẩm quyền để xác nhận sản phẩm organic đạt chuẩn, tạo sự cạnh tranh công bằng cho các nhà sản xuất cũng như các thương hiệu organic trên thị trường. Tiếp đó là yếu tố liên quan đến nguồn đất, vai trò của các cơ quan truyền thông, phải dẫn dắt để có những thông tin đúng về organic, lợi ích của các sản phẩm organic cũng như tuyên truyền chính xác cho người tiêu dùng”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tự hào và trách nhiệm

Khó có thể diễn tả hết cảm xúc của những người dân xứ Huế, những người yêu Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ở thành phố Huế trực thuộc Trung ương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Tự hào và trách nhiệm
Return to top