ClockThứ Bảy, 14/07/2018 06:15

A Lưới: Nguy cơ mất trắng hàng chục ha lúa hè - thu

TTH - Hơn 40 ha ruộng lúa ở huyện A Lưới thiếu nước nghiêm trọng do nắng nóng kéo dài. Việc sản xuất vụ hè - thu của người dân rất khó khăn.

Mua dưa, rồi mua ớt...Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực

Nhiều diện tích lúa hè thu ở A Lưới bị hạn nặng có nguy cơ mất trắng

Là một trong những địa phương còn khó khăn về hệ thống kênh mương thủy lợi, xã A Ngo bị ảnh hưởng nặng nề do đợt nắng nóng kéo dài. Nhiều diện tích ruộng bị khô hạn với hơn 21 ha, chủ yếu thuộc các thôn A Ngo, Pâr Nghi 1, Bình Sơn…

Là một trong các hộ có ruộng lúa gặp hạn, anh Pi Riu Men (thôn A Ngo, xã A Ngo) lo lắng cho biết, nhà anh có 6 nhân khẩu, thu nhập chính từ ruộng lúa. Nay ruộng gặp hạn nặng, không tìm được nguồn nước cứu lúa nên rất lo.

Chủ tịch UBND xã A Ngo, ông Nguyễn Đức thông tin: “Vụ hè thu này toàn xã gieo sạ khoảng hơn 94 ha lúa. Do nắng nóng kéo dài làm hồ chứa Cân Đôm B cạn nước, nhiều diện tích ruộng lúa của bà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Địa phương đã huy động 2 máy bơm tại 2 trạm bơm chạy hết công suất, nhưng do mực nước trong hồ chứa xuống thấp, nên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Nếu tình trạng nắng nóng còn tiếp diễn, chắc chắn nhiều diện tích lúa hè thu của bà con sẽ mất trắng về sau”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, do đợt nắng nóng kéo dài nên lượng nước dự trữ tại các công trình hồ chứa A Lá, Cân Đôm A và Cân Đôm B trên địa bàn huyện đang xuống mức thấp, nguồn nước đầu nguồn đã cạn kiệt, dẫn đến việc tưới tiêu cho nhiều diện tích lúa gặp không ít khó khăn. Tại xã A Ngo, tình trạng hạn hán diễn ra khá nghiêm trọng. Nhiều địa phương xảy ra hạn hán cục bộ như ở xã Hồng Trung, Hương Lâm… với tổng diện tích trên 40ha.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới, ông Văn Lập cho biết: “Giải pháp trước mắt là trạm thủy nông huyện huy động tất cả các trạm bơm dầu ở các hồ chứa hoạt động để đảm bảo điều tiết đưa nguồn nước về các vùng hạn nặng. Đối với các vùng hạn hán ở cuối kênh, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền hướng dẫn người dân trổ đồng lấy nước phù hợp, tránh tình trạng ruộng ở cuối kênh bị hụt  nước, nguy cơ mất trắng”.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm, toàn huyện có hơn 40ha ruộng lúa bị hạn nặng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ hè - thu. UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành và các xã vận động người dân thay phiên trổ cửa ruộng lấy nước để kịp thời khắc phục tình trạng hạn hán. Đồng thời, huy động lực lượng thanh niên, công an, quân đội, dân quân tại chỗ vừa giúp dân nạo vét kênh mương khắc phục hạn, vừa giám sát việc trổ nước vào ruộng để đáp ứng việc cứu lúa, nhất là đối với các gia đình thiếu lực lượng lao động.

Về lâu dài, địa phương sẽ tiến hành nâng cấp, mở rộng các hồ chứa và nghiên cứu đầu tư trạm bơm điện đưa nước sông Tà Rình vào các hồ chứa, đảm bảo nguồn tưới tiêu khi tình trạng hạn hán kéo dài xảy ra trên địa bàn.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng với mùi vị đặc trưng từ lâu đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng và sinh lợi nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, một đợt nắng nóng khủng khiếp đang bao trùm Đông Nam Á đã khiến sản lượng sần riêng giảm trong khi chi phí lại tăng vọt, khiến những nông dân trồng sầu riêng và thương nhân ở Thái Lan ngày càng lo ngại khi hiện tượng nóng lên toàn cầu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành này.

Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top