ClockThứ Năm, 05/09/2024 13:27

“Ai bảo chăn trâu là khổ”

TTH - Đó là cách mà ông Nguyễn Liễu (thôn Dương Nổ Cồn, xã Phú Dương, TP. Huế), nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2019 – 2023, “mở đầu” về công việc mưu sinh cùng thành quả lao động đáng trân trọng mà vợ chồng ông “gặt hái” được, kèm nụ cười vui vẻ.

Nông dân thành thị làm giàuHỗ trợ sản xuất gắn với thành lập câu lạc bộ nông dân giỏiNông dân với nông sản hữu cơ, OCOPĐầu tư hạ tầng, chuyển giao công nghệ

 Nhờ nuôi trâu gia đình ông Liễu có nguồn thu ổn định

Nụ cười khiến gương mặt sạm đen bởi dãi nắng, dầm mưa của đôi vợ chồng nông dân nhẹ nhõm. “Quan trọng là cái nhìn, suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh, tình yêu đối với lao động, chứ chân đất “theo đuôi” con trâu thì vất vả là cái chắc” - ông Liễu bộc bạch như vậy, trong khi bước chân thoăn thoắt băng qua đồng đất đầy cây gai bụi để lùa đàn trâu về chuồng.

Nắng mỗi lúc càng nhạt. Trên những gò đất hoang, bầy trâu gần 20 con của ông Liễu đang thong dong nằm nhai lại . “Mọi người hay đùa, tôi có vài trăm triệu nhưng toàn vứt ngoài đồng” - ông Liễu không giấu được niềm vui và tự hào lấp lánh trong ánh mắt.

Mấy chục năm trước, vợ chồng ông Liễu đến với nhau chỉ có đôi bàn tay trắng. Ngôi nhà tranh tre vách lá được dựng tạm bợ trên mảnh đất cha mẹ cho. Những ngày gian khó thuở xưa vẫn còn hằn sâu trong ký ức. Hồi đó vợ chồng ông Liễu làm ruộng, chằm nón, làm thuê, làm mướn, nhưng cuộc sống vẫn không khấm khá. Suy nghĩ về một hướng làm ăn mới, trong đầu ông Liễu nghĩ đến truyền thống nuôi trâu kéo cày từ đời cha, đời ông.

Tuy nhiên, hình dung đến mô hình phát triển có hiệu quả bền vững, ông Liễu quyết định “khởi nghiệp” bằng một con trâu cái, nhưng không phải để kéo cày mà phát triển đàn. Mỗi lần trâu đẻ, con đực ông Liễu bán; con cái giữ lại sinh sản. Năm này nối năm khác, bền bỉ như thế, đến lúc đàn trâu đã đông đúc, năm nào ông Liễu cũng xuất chuồng 5 – 10 con. Những năm được giá, trâu 1 tuổi bán được 13 – 15 triệu đồng. Hiện nay, đàn trâu của gia đình ông Liễu đã lên tới 20 con.

Bên hông nhà là ụ rơm được xây cao. Đó là thức ăn dự trữ cho đàn trâu khi mùa đông lạnh và mưa lũ kéo về. Ông Liễu chia sẻ, không tốn chi phí mua thức ăn, nhưng ông bỏ rất nhiều công sức chăn trâu, cắt cỏ, để chăm đàn trâu béo tốt, khỏe mạnh. Mùa mưa rét, ngoài rơm rạ dự trữ, ông Liễu không quản đội mưa rét, đi cắt cỏ tươi.

Ngoài chăm sóc đàn trâu, vợ chồng ông Liễu còn làm 5 sào ruộng và 3 sào dưa gang, dưa hấu. Mỗi ngày của vợ chồng ông Liễu bắt đầu từ mờ sáng đến tối mịt, không ngơi chân ngơi tay, vất vả nhọc nhằn nhưng hạnh phúc lại đến theo những mùa lúa trĩu hạt, mùa dưa ngọt ngào. Bà Phan Thị Hồng Vân (vợ ông Liễu) “khoe”, dưa gang, dưa hấu gia đình bà được bón bằng nguồn phân trâu ủ hoai mục nên cây phát triển tốt, cho nhiều trái, chất lượng an toàn hơn nên tiểu thương rất thích. Dưa gang, dưa hấu của vợ chồng ông Liễu bao giờ cũng bán nhanh và được giá.

Dẫn khách đến những bao phân trâu khô chất thành hàng góc vườn, vợ chồng ông Liễu cho biết, đây là nguồn phân vẫn còn dư để bán cho nông dân địa phương, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Cần cù, chịu thương chịu khó, lại thêm kiến thức tích lũy được trong quá trình dài chăn nuôi, trồng trọt; học hỏi thêm kiến thức từ những đợt tập huấn tại địa phương, đàn trâu cũng như ruộng lúa, ruộng dưa của vợ chồng ông Liễu luôn cho chất lượng đảm bảo, thu nhập ổn định. Mỗi năm sau khi trừ chi phí và trang trải cho sinh hoạt, vợ chồng ông Liễu tích lũy tầm 100 triệu đồng.

Vợ chồng ông Liễu tiễn chân khách ra tận đầu ngõ. Hình ảnh đôi vợ chồng nông dân “chân lấm tay bùn” mộc mạc, nhưng rất đáng trân trọng bởi những thành quả từ những giọt mồ hôi của họ. Đó là nuôi dạy con cái trưởng thành nên người; có nhà cửa khang trang và một sự vượt khó, vươn lên trong lao động sản xuất, cuộc sống. 

Bài, ảnh: DUY TRÍ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Trưởng thôn La Tưng “hai giỏi”

Không chỉ “tròn vai” Phó Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ tự quản đường biên, cột mốc thôn La Tưng (xã lâm Đớt, A Lưới), anh Hồ Sỹ Khu còn là tấm gương sản xuất giỏi.

Trưởng thôn La Tưng “hai giỏi”
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”

TIN MỚI

Return to top