ClockThứ Tư, 30/07/2014 05:15

Chất lượng tôm giống: “Vàng thau” lẫn lộn - Bài 2: Kiểm tra, giám sát chưa chặt

TTH - Để đảm bảo chất lượng cung ứng nhu cầu người nuôi, không có cách gì hơn ngoài xã hội hóa nguồn tôm giống; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm dịch trước khi đưa vào thả nuôi.

Khó kiểm soát

Để nguồn giống trước khi thả nuôi phải qua kiểm dịch PCR, đầu vụ nuôi, Chi cục Thú y thành lập hai chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 1A, phía Bắc chốt ở xã Phong Thu (Phong Điền), phía Nam chốt Thừa Lưu (Phú Lộc). Từ đầu năm đến nay chi cục đã kiểm tra 186 xe ô tô vận chuyển tôm giống qua chốt kiểm dịch Thừa Lưu, phần lớn đều có giấy kiểm dịch. Tuy nhiên, hiện phần lớn người dân mua tôm giống từ ngoại tỉnh về chủ yếu vận chuyển bằng xe mô tô nên mỗi khi qua trạm kiểm dịch, rất khó kiểm soát. Vì vậy, vào vụ nuôi, chi cục tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các xã, khi người dân đưa giống về thả nuôi phải kiểm tra, kiểm soát tại chỗ; trường hợp nếu giống không có nguồn gốc phải cách ly, theo dõi sau một thời gian mới kiểm dịch và thả nuôi.
Kiểm tra giống trước khi thả nuôi

Thông tin liên quan:

CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG:
“Vàng thau” lẫn lộn - Bài 1: Vụ nuôi mới, nỗi lo cũ
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Tình trạng chung hiện nay là các tỉnh cấp giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản đều không có phiếu xét nghiệm các bệnh thuộc danh mục các bệnh thủy sản phải kiểm dịch, hầu hết là kiểm tra cảm quan rồi cấp giấy, không ghi số lô hay dấu hiệu phân biệt, không niêm phong phương tiện… gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý”.
Cần siết chặt quản lý
Hiện nay, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống ở xã Điền Môn (Phong Điền) với diện tích 86 ha; trong đó, công ty xây dựng trại sản xuất tôm giống 5 ha, với kinh phí đầu tư 6 triệu USD. Dự kiến, năm 2015 công ty sẽ đầu tư trại sản xuất tôm giống với công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 90% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.  
Hộ nuôi Nguyễn Viết Từ, ở xã Phong Hải, cho biết: “Tôi nuôi tôm đến nay đã gần 5 năm, bao nhiêu lần đến vụ nuôi tôm bà con chúng tôi thả giống nhưng đến nay tôi chưa một lần thấy một cán bộ nào của Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Chi cục Thú y đến kiểm tra người nuôi thả giống có đầy đủ chứng từ hay không”.
Lý giải vấn đề này, một cán bộ nông nghiệp huyện cho hay, do bà con mua giống về thả nuôi vào ban đêm nên cơ quan chức năng không thể kiểm tra được. Đó là nguyên nhân hay chỉ là một biện minh.
Để nâng cao chất lượng con giống, ngành nông nghiệp cần tăng cường quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Mặt khác, triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinh doanh tôm giống. Ngoài việc giúp nhau phát triển sản xuất, các tổ chức này còn tham gia giám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh tôm giống. Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành thủy sản lớn để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh tôm giống; đồng thời, chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống tại chỗ; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tận gốc. Đây cũng là tiền đề góp phần xây dựng uy tín, chất lượng, thương hiệu tôm giống để người nuôi hạn chế thiệt hại, rủi ro.        
Theo Chi cục Thú y tỉnh, đầu năm đến nay, người nuôi đưa đến chi cục kiểm tra 300 mẫu tôm giống bằng PCR; trong đó, phát hiện 28 mẫu dương tính đốm trắng, 52 đầu vàng, gan tụy 2 mẫu dương tính…. So với tổng diện tích nuôi trồng hiện có trên địa bàn tỉnh thì số mẫu tôm giống được bà con đưa đến kiểm dịch bằng máy PCR chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, do con giống ngoại tỉnh nhập lớn, nhưng lực lượng cán bộ quản lý mỏng, địa bàn rộng và thiếu sự quan tâm phối hợp của các địa phương nên công tác kiểm tra, giám sát chưa triệt để, giống chưa qua kiểm dịch vẫn được thả nuôi nhiều.
 

 

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn

TIN MỚI

Return to top