ClockThứ Sáu, 13/03/2015 10:06

Dám nghĩ, dám làm

TTH - Về xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà) ghé thăm mô hình làm kinh tế của cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ (63 tuổi) mới thấy tinh thần dám nghĩ, dám làm của người lính Cụ Hồ hôm nay trên dãy Trường Sơn.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ chăm đàn lợn

Theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Giờ người dân tộc Pa Hy đã lên đường nhập ngũ vào năm 1968 đóng quân tại địa phương. Đến năm 1973, với những chiến công lập được ông vinh dự được kết nạp Đảng tại đơn vị, sau đó chuyển công tác về huyện đội A Lưới. Đến năm 1991, trở về địa phương với quân hàm đại uý, cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ vẫn nhiệt trình tham gia vào công tác đoàn thể địa phương, giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà. Ngày đó, Hồng Tiến có 7 dân tộc anh em sinh sống, cuộc sống còn lạc hậu, đồng bào quen kiểu du mục phá rừng làm nương rẫy. Để bà con từ bỏ thói quen không tốt ông xác định mình là đảng viên, lại là cán bộ thì phải đi đầu trong việc phát triển kinh tế, mới nói dân làm theo được. 

Nói là làm, khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng, làm giàu phát triển kinh tế từ rừng, thế là ông tự mình trồng rừng và kêu gọi người dân trồng theo. Hiện nay, gia đình ông có 8 héc ta rừng keo lai, 5 năm cho thu hoạch một lần, mỗi héc ta bán với giá 30 triệu đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế rừng, cựu binh Nguyễn Văn Giờ còn mạnh dạn đầu tư, xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi giống lợn bản địa. Năm 2010, ông đầu tư 130 triệu đồng để mua lưới B40 làm chuồng trại, mua con giống. Sau 5 năm nuôi, đàn lợn bản địa phát triển tốt, chi phí nuôi lại rẻ khi thức ăn tự nhiên vừa bán có sẵn như sắn, các loại rau rừng. Hiện nay, đàn lợn bản địa có trên 20 con. Mỗi năm trừ chi phí, trại nuôi heo bản địa và gà lôi thu lợi nhuận cho gia đình từ 60 – 70 triệu đồng. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ còn đang ấp ủ ý tưởng nuôi loài chèo chèo. Một loại thú rừng giống như mang rừng, nhưng hiện nay chưa có giống.

Ông Lê Văn Miêu, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, cho biết: “Mô hình nuôi lợn bản địa và trồng rừng của cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ đã trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế đang được chính quyền xã khuyến khích đồng bào và các hội viên trong hội cựu chiến binh xã Hồng Tiến học hỏi, tham khảo.

Bài, ảnh: Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top