ClockThứ Ba, 05/12/2023 14:12

Để Phong Điền sớm trở thành đô thị loại IV

TTH - Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế; phù hợp với định hướng, chương trình phát triển đô thị quốc gia, chương trình phát triển đô thị của tỉnh.

Rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với đô thị loại IVGiải ngân vốn kịp thời, cách làm hay ở Phong ĐiềnĐộng lực phát triển từ những tuyến đường huyết mạchPhong Điền hướng đến đô thị loại IV trong năm 2023

 Chỉnh trang đô thị ở Phong An

Động lực của Phong Điền

Ngày 13/12/2021, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển huyện Phong Điền đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, xác định mục tiêu huyện Phong Điền trở thành đô thị loại IV và trở thành thị xã trước năm 2025.

Việc được công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV là cần thiết, tạo điều kiện để khai thác tối ưu các tiềm năng và lợi thế của vị trí địa lý, nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò là đô thị cửa ngõ phía bắc của tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin, trong 3 năm triển khai các giải pháp để Phong Điền trở thành đô thị loại IV, hướng đến trở thành thị xã, tổng vốn đầu tư công để đầu tư các lĩnh vực, chỉnh trang các khu trung tâm đô thị định hướng thành phường, như hệ thống giao thông, thoát nước, điện chiếu sáng, các công trình dân sinh, hạ tầng xã hội… khoảng 1.045 tỷ đồng. Đến nay, bộ mặt đô thị thay đổi căn bản, cơ bản đáp ứng các tiêu chí về đô thị loại IV.

Huyện Phong Điền cũng đẩy mạnh triển khai thi công chỉnh trang các đoạn tuyến trên Quốc lộ 1A khu vực xã Phong An, thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu. Đặc biệt là các công trình chỉnh trang đô thị ở thị trấn Phong Điền, trung tâm của thị xã sau này, bao gồm mở rộng mặt đường, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, vỉa hè các đường Văn Lang, Vân Trạch Hòa, đường DD6… Triển khai hạ tầng phục vụ văn hóa thể thao, công viên khu trung tâm huyện theo hướng xanh - sạch – sáng…

Đến thời điểm cuối năm 2023, Phong Điền đã hoàn thành Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV trình Bộ Xây dựng thẩm định và công nhận. Số điểm đánh giá 5 tiêu chí đô thị loại IV theo Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên địa bàn huyện đạt khoảng 86,25/100 điểm (5 tiêu chí gồm: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị). Theo nghị quyết, một đô thị được công nhận đô thị loại IV khi có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.

Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV được lập trên phạm vi 16/16 đơn vị hành chính của huyện Phong Điền, với tổng diện tích tự nhiên là 945,667km². Khu vực nội thị dự kiến có 9 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Phong Điền và 8 xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong Thu, Phong An và Phong Hiền. Khu vực ngoại thị dự kiến 7 đơn đơn vị hành chính, bao gồm các xã Điền Hương, Điền Môn, Phong Bình, Phong Chương, Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ.

Đề xuất cơ chế đặc thù về mật độ dân số

Trong 5 tiêu chí đề nghị công nhận đô thị loại IV, ở tiêu chí thứ 3 về mật độ dân số, Phong Điền chưa đáp ứng được. Cụ thể, tiêu chuẩn về mật độ dân số toàn đô thị Phong Điền đang đạt 284 người/km², trong khi theo quy định phải đạt tối thiểu 1.200 người/km². Về tiêu chuẩn mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị đô thị Phong Điền đang đạt 2.137 người/km², còn theo quy định phải đạt tối thiểu 4.000 người/km².

Ông Nguyễn Đình Bách cho biết, đặc thù địa bàn huyện phân tán, mật độ dân cư còn thấp, đặc biệt là mật độ dân cư trong khu trung tâm đô thị. Vì vậy, huyện đã đề xuất với tỉnh có những kiến nghị với Bộ Xây dựng tháo gỡ cho Phong Điền về tiêu chí này. Mới đây, huyện cũng có kiến nghị với Ban Kinh tế Trung ương khi ban tiến hành giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 54 tại Phong Điền. Đây là nguyên nhân khách quan, nếu không áp dụng cơ chế đặc thì rất khó để Phong Điền được công nhận đô thị loại IV.

Khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, có nêu: “Khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận thì không xem xét tiêu chí mật độ dân số; các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng”.

Vì vậy, lãnh đạo huyện Phong Điền cho rằng, Phong Điền được áp dụng đô thị có yếu tố đặc thù là phù hợp theo quy định tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 về phân loại đô thị.

Làm việc với Thường trực Huyện ủy Phong Điền khi giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 54 tại huyện, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn ghi nhận kiến nghị của huyện về việc áp dụng cơ chế đặc thù về mật độ dân cư để công nhận đô thị loại IV cho Phong Điền. Ban Kinh tế Trung ương sẽ sớm làm việc với Bộ Xây dựng về vấn đề này để tìm cách tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương

TIN MỚI

Return to top