ClockThứ Ba, 26/10/2021 18:31

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất

TTH.VN - Ngày 26/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức họp trực tuyến với 9 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên về ứng phó áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gây mưa lớn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp.

Đề phòng mưa lớn ở đồng bằng, ven biểnMưa lớn gây sạt lở nhiều tuyến đườngĐề phòng sạt lở khi mưa lớnGiao thông nhiều nơi còn ngập, ách tắcĐề phòng mưa lớn, giông lốc trong những ngày tớiSau siêu bão và động đất, Nhật Bản tiếp tục đối mặt với rung chấn mạnh

Điểm cầu Thừa thiên Huế

Tại điểm cầu tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì hội nghị.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ATNĐ không có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10km/giờ và duy trì cường độ ở cấp 7, giật cấp 9, khi vào gần bờ giảm xuống cấp 6, giật cấp 8, khi đi vào đất liền sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp.

Từ ngày 26-27/10, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to. Trong đó, từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bắc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ lượng mưa ở mức 100-200 mm, có nơi trên 200 mm.

Từ ngày 27-30/10, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió Đông, lượng mưa phổ biến 200-350 mm, có nơi trên 400 mm.

Do mưa lớn nên có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các tỉnh Nam Tây Nguyên, thượng lưu sông Đồng Nai, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Đắk Lắk và Lâm Đồng; nguy cơ làm tràn các hồ chứa nhỏ đang thi công hoặc đã đầy nước khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên.

Đề phòng sạt lở trong mưa lớn

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, tuy ATNĐ không mạnh lên thành bão nhưng do ảnh hưởng của ATNĐ nên sẽ có mưa lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Các địa phương thuộc các khu vực nêu trên cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, có biện pháp rà soát, kiểm tra việc sơ tán dân từ các khu vực nguy hiểm tới nơi an toàn.

Các địa phương cần tổ chức lực lượng xung kích rà soát, kiểm tra an toàn nơi ở của người dân các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ông Hiệp đề nghị lực lượng biên phòng cần phối hợp với các địa phương nhằm thông báo cho các chủ tàu, ngư dân biết diễn biến của ATNĐ để di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. Chính quyền các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo việc đảm bảo an an toàn cho lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản, đảm bảo an toàn cho người dân tại các lồng bè.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương

Sáng 11/12, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ban ngành, địa phương về việc điều tiết hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương

TIN MỚI

Return to top