ClockThứ Năm, 23/05/2024 06:12

Giải quyết vấn nạn đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa: Không để đến hẹn lại… kêu

TTH - Rà soát để phân bổ ngân sách đầu tư máy cuộn rơm sát nhu cầu; giải quyết đầu ra cho rơm cuộn theo hướng quy mô… sẽ giúp giải quyết tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa.

Nhân rộng mô hình máy cuộn rơmHạn chế lãng phí rơm rạĐốt rơm rạ trên đồng còn phổ biếnTăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường Người dân vẫn vô tư đốt đồng

 Mô hình rơm cuộn đem lại nhiều lợi ích cho môi trường và cả nông dân

“Dzích dzắc” chuyện cuộn rơm

Đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa sẽ khiến đất biến chất, chai cứng, khô cằn; gây ô nhiễm bụi mịn; tạo ra hiệu ứng nhà kính… Khói bụi do đốt đồng cũng là một trong những tác nhân gây tai nạn khi che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông…

Giải quyết vấn nạn này, UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các cấp, nhất là những địa phương tập trung nhiều xứ đồng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ; ban hành chỉ thị nghiêm cấm đốt rơm rạ sau thu hoạch; đồng thời, vận động bà con nông dân tham gia mô hình máy cuộn rơm. Dẫu vậy, tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa vẫn tiếp diễn khiến nhiều nơi, nhiều người bị ảnh hưởng bởi khói bụi cứ đến hẹn lại… kêu. Vậy vấn đề là do đâu?

Đi mới thấy, bà con nông dân không đốt đồng sau thu hoạch lúa chủ yếu chỉ được thực hiện khi có mặt chính quyền. Thậm chí, người viết từng chứng kiến, có nơi, phía đầu cánh đồng 5 – 7 cán bộ xã, công an xã tay xẻng, tay cuốc lúi húi dập khói, dập lửa, nhưng cuối cánh đồng, bà con vẫn cứ vô tư châm lửa đốt rơm rạ như không có chuyện gì xảy ra.

Sau Chỉ thị của UBND tỉnh, chính quyền các địa phương rất tích cực tuyên truyền, vận động bà con không đốt đồng nhưng cũng chỉ dừng ở mức vận động chứ rất khó xử phạt. Bởi thực tế ở các vùng nông thôn, thông thường họ hàng thân thích sống gần nhau rất nhiều, không bà con bên nội cũng họ hàng bên ngoại, trong khi nông dân đa phần đều nghèo, mấy ai đủ tiền triệu nộp phạt, nên kể cả không “dây mơ rễ má” thì khi bắt quả tang, lực lượng chức năng đa phần cũng đành tặc lưỡi cho qua, hoặc cùng lắm kêu lại… “dọa” sẽ phạt nặng nếu tái phạm…

Nhưng đó chỉ mới là một lý do.

Dù tỉnh đã cấp ngân sách (vốn đối ứng) cho các địa phương, cá nhân đầu tư máy cuộn rơm nhằm tạo điều kiện để nông dân thay đổi nhận thức, hành vi và có thêm thu nhập từ bán rơm cuộn, nhưng một số “dzích dzắc” khiến nhiều người chưa mặn mà.

Lý giải của bà con, thứ nhất là số lượng máy nhiều nơi còn ít, tiến độ cuộn không đáp ứng thời gian để kịp chuẩn bị cho vụ sau. Đơn cử như Thủy Phù - một trong những địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất, nhì TX. Hương Thủy. Nhưng với gần 700ha lúa mà trên địa bàn hiện chỉ có 2 máy cuộn rơm, trong khi sau vụ thu hoạch lúa đông xuân, thời gian chuẩn bị để gieo sạ vụ hè thu chỉ khoảng 20 ngày thì dù máy cuộn có hoạt động 24/24 cũng không thể kịp.

Thứ hai, không phải cánh đồng nào cũng rộng rãi, bằng phẳng nên sau khi cuộn rơm rạ vẫn còn sót rất nhiều, nông dân lại phải tốn thêm thời gian, công cán để làm sạch ruộng đồng. Lại có trường hợp rơm cuộn xong chưa kịp tiêu thụ thì bị mất cắp số lượng lớn nên mùa sau, chủ máy cuộn rơm không đến làm cho bà con.

Đó còn chưa kể, có người cuộn rơm xong vận chuyển về nhà tích trữ để tránh bị mất cắp thì lại tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn, nhất là trong thời điểm nắng nóng bởi đa phần nơi tích trữ rơm thường chỉ có mái che không vách và liền kề với nơi sinh hoạt của gia đình.

Vậy nên bà con nông dân đa phần vẫn đang chọn giải pháp đốt bỏ rơm rạ ngay tại ruộng.

Điều chỉnh để sát thực tế

Giải quyết đầu ra cho rơm cuộn có nhiều cách, như: làm thức ăn chăn nuôi gia súc, phủ đất trồng rau, màu, làm nấm, làm phân bón hữu cơ… Và thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai một số mô hình, như: “Thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường”; "Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. "Ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp”…, bước đầu đem lại một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, những mô hình này chưa đủ quy mô để có thể giải quyết tất cả lượng rơm tồn dư trên địa bàn tỉnh. Còn các địa phương, không phải nơi nào cũng có cơ sở làm nấm, trang trại chăn nuôi đủ lớn để tiêu thụ lượng rơm tại địa phương, chứ chưa nói nhập từ nơi khác. Hay nói thẳng ra, việc phân bổ ngân sách đầu tư máy cuộn rơm chưa sát thực tế; đầu ra cho rơm cuộn vẫn đang ở mức nhỏ lẻ, manh mún.

Để giải quyết những vấn đề này, bên cạnh rà soát lại nhu cầu thực tế tại mỗi địa phương, mỗi xứ đồng để phân bổ ngân sách đối ứng phù hợp nhu cầu trong đầu tư máy cuộn rơm, thì chính quyền, cơ quan chức năng cần hỗ trợ hướng dẫn mua máy cuộn phù hợp với từng loại địa hình; hỗ trợ hình thành tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ rơm cuộn nhằm tăng cường liên kết, tìm đầu ra cho rơm cuộn trên thị trường ngoại tỉnh; định hướng giải pháp mua rơm xứ đồng (hoặc hợp đồng cuộn và thu gom rơm miễn phí); yêu cầu chủ máy cuộn cam kết thu gom rơm kịp thời vụ; thương thảo chủ máy gặt điều chỉnh mức gặt thấp hơn hiện nay để máy cuốn rơm hoạt động thuận lợi…

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hoạch lúa giúp người dân biên giới

Ngày 28/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt phối hợp với Xã đoàn Lâm Đớt (A Lưới) thực hiện Chương trình “Ngày về thôn bản”; tổ chức các hoạt động giúp dân; thu hoạch vụ lúa đông xuân cho hộ gia đình ông Hồ Văn Tim và 3 hộ gia đình khác có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thôn Liên Hiệp, xã Lâm Đớt.

Thu hoạch lúa giúp người dân biên giới
Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 76 máy cuộn rơm, tăng 23 máy, trong vụ hè thu này đã cuốn gần 930 ngàn cuộn, tăng gần 27 ngàn cuộn so với vụ đông xuân 2022 - 3023.

Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm
Người dân vẫn vô tư đốt đồng

Đốt rơm rạ trên đồng đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều địa phương, gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và hậu quả khôn lường đến môi trường, sức khỏe con người.

Người dân vẫn vô tư đốt đồng
Rộn ràng thu hoạch lúa đêm

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân tổ chức thu hoạch, bán lúa ban đêm. Không khí vùng làng quê sôi động, ồn ã tiếng nói cười trong thanh âm của mùa màng bội thu ấm no…

Rộn ràng thu hoạch lúa đêm
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ lúa đông xuân

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ lúa đông - xuân năm 2023, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thời tiết và tiến hành gieo sạ vụ lúa hè - thu, là chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy Phú Vang Trần Gia Công trong buổi đi thăm và kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa tại các địa phương trên địa bàn huyện ngày 9/5.

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ lúa đông xuân

TIN MỚI

Return to top