ClockThứ Tư, 08/08/2018 13:00

Hợp tác xã Phù Bài: Đổi mới và liên kết

TTH - Linh động trong liên kết tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương, HTX Phù Bài (Hương Thủy) góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Giống lúa Thiên ưu 8 phát triển ổn địnhSẽ thành lập 3 hợp tác xã lâm nghiệp bền vữngHỗ trợ để hợp tác xã hoạt động hiệu quảLiên hiệp hội tăng cường phản biện xã hộiHợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận vốn vay

Nuôi heo hữu cơ gắn tiêu thụ

Bắt đầu từ liên kết

Gắn bó với nông nghiệp, gia đình anh Nguyễn Ngọc Khánh, xã Thủy Phù, Hương Thủy gặp nhiều khó khăn khi chăn nuôi phụ thuộc vào thương lái. Có năm, giá heo hơi xuống dốc, gia đình phải bỏ trống chuồng. Biết HTX Phù Bài bắt tay liên kết sản xuất heo hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm, anh Khánh đăng ký tham gia. Sau 1 năm bắt tay xây dựng mô hình, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi được cải thiện đáng kể.

Theo anh Khánh, trong khi giá heo hơi bên ngoài bấp bênh thì chúng tôi vẫn được công ty bao tiêu với giá ổn định 50 ngàn đồng/kg heo hơi. Công ty còn đầu tư con giống, thức ăn hữu cơ ứng dụng công nghệ men vi sinh, đệm lót cám trấu trộn men rải chuồng để xử lý chất thải… Đây là một lợi thế lớn mà hầu như hộ nuôi nào cũng mong muốn. Quá trình chăn nuôi, chúng tôi áp dụng theo quy trình 5 không (không chất cấm, kháng sinh, chất tạo nạc, chất bảo quản, kim loại nặng); không dùng nước tắm, không cần quét dọn nhưng vẫn đảm bảo không có mùi hôi, không ảnh hưởng môi trường xung quanh... ; mỗi năm thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Hiện, HTX Phù Bài đang ký hợp đồng liên kết với Công ty Quế Lâm xây dựng mô hình chăn nuôi heo theo hướng hữu cơ với quy mô 100 con/năm và 2 mô hình heo nái. Với giá bán ổn định 50 ngàn đồng/kg heo hơi, trung bình mỗi con, người nuôi thu lãi từ 800- 900 ngàn đồng.

Không chỉ liên kết trong chăn nuôi, HTX còn đẩy mạnh liên kết trong việc cung ứng giống, phân bón, xây dựng các mô hình sản xuất lúa hữu cơ, lúa giống chất lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường canh tác.

Theo ông Lê Tranh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Phù Bài, với diện tích 288 ha lúa, tập quán canh tác phụ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và phân hóa học khiến chất lượng cây trồng và môi trường đất tại HTX Phù Bài bị ảnh hưởng. Năm 2016, HTX bắt tay liên kết với Công ty Quế Lâm sản xuất lúa hữu cơ. Quá trình gieo trồng, công ty tiến hành tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất, cung ứng các loại phân, giống giúp nông dân chủ động được chất lượng đầu vào. Sau 6 vụ sản xuất, từ 7,5 ha ban đầu đến nay HTX đã mở rộng diện tích trồng lên gần 80 ha. Riêng năm 2018, HTX ký kết mở rộng diện tích trồng lên 100 ha.

Cũng theo ông Tranh, lúc mới triển khai liên kết sản xuất lúa hữu cơ gặp không ít khó khăn. Chất đất lúc ấy bị bạc màu do sử dụng quá nhiều phân hóa học, nên thời điểm đầu triển khai hiệu quả canh tác khá thấp. Cùng với việc vận động từng hộ, cán bộ HTX phải tiên phong làm trước để bà con tin tưởng làm theo. Sau 3 vụ vừa sản xuất vừa cải tạo, chất đất được cải thiện, sâu bệnh hại lúa giảm đáng kể. HTX còn đẩy mạnh liên kết sản xuất lúa chất lượng cao với 2 đơn vị là Công ty CP Giống cây trồng - vật nuôi và Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh với trên 50 ha.

Việc phát triển chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ giúp người dân tiếp cận dần với phương thức sản xuất hàng hóa, gắn trách nhiệm người sản xuất trong quá trình thâm canh. Sau mỗi vụ, đơn vị liên kết đều tiến hành thu mua với giá cao hơn thị trường từ 15-20%, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến xóa bờ thửa

Sau gần 4 năm chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới (2015), từ một HTX khó khăn, nợ chồng nợ, đến nay, tổng doanh thu mỗi năm của HTX đạt trên 8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 520 triệu đồng.

Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Phù Bài trải lòng, thời điểm chưa chuyển đổi, hiệu quả hoạt động của HTX rất thấp, hàng năm đều phải "vay lúa non" đến vụ sau trả dần để giải quyết vấn đề vốn.

Một trong những bước đi quan trọng sau chuyển đổi của HTX là vận động các thành viên xóa bờ thửa tạo thuận tiện cho công tác làm đất, giảm chi phí làm bờ, hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao. Chỉ tính riêng vụ đông xuân 2016-2017, HTX đã tiến hành xóa bờ thửa trên diện tích 90 ha tại cánh đồng Hà Chứa và 30 ha ở đồng Tây Sâu gieo trồng các loại giống chất lượng cao như HT1; RG3.3; DT39.

Cùng với các dịch vụ nông nghiệp, HTX mở rộng mô hình vườn ươm cây giống, mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 35 vạn cây giống giải quyết nhu cầu cây giống tại chỗ, tạo thêm nguồn thu cho HTX.

Giám đốc HTX Phù Bài thông tin, vụ hè thu vừa qua, chúng tôi đưa máy cấy vào thử nghiệm giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nhân công. Dự kiến trong năm tới sẽ mở rộng thêm dịch vụ cấy bằng máy tăng hiệu suất làm việc vừa đảm bảo các cánh đồng mẫu lớn được gieo cấy đồng loạt, thuận lợi cho công tác chăm sóc và thu hoạch về sau. HTX sẽ tiếp tục mở rộng liên kết trong sản xuất lúa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao thu nhập; đồng thời, mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi hữu cơ của địa phương.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top