ClockThứ Năm, 17/09/2020 13:45

Lập nghiệp ở quê

TTH - Lập nghiệp ở quê, bên cạnh khát vọng làm giàu, những người đã chọn ngược dòng chảy nhập cư đô thị còn có ước mơ góp sức xây dựng quê hương, dù phải gặp không ít khó khăn.

“Siêu giàu” từ chăn nuôiAn cư lập nghiệp ở Bến Ván“Lập vùng nguyên liệu, chế biến và thương mại cây Atiso đỏ” giành giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp

Chim trĩ là vật nuôi chủ lực của Trương Đinh Công Vũ

“Gia đình không có nhiều đất đai, nhưng với kinh nghiệm người lớn truyền lại cùng kiến thức học từ nhà trường và sách vở… đủ để tôi tự tin khởi nghiệp trên quê hương”. Trương Đinh Công Vũ, ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang khẳng định khi nói về quyết định từ bỏ những cơ hội làm việc tại Huế và Đà Nẵng mà anh có được.

Gia đình thuộc hộ cận nghèo, ba mất sớm, mẹ dựa vào nghề nông nuôi ba anh em Vũ học hành đến nơi đến chốn là minh chứng để anh tin quê hương luôn là mảnh đất tốt. Tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường tại Trường đại học Khoa học Huế năm 2014, anh dành 2 năm bôn ba ở Tây Nguyên, Đà Nẵng để trải nghiệm và rèn luyện bản thân.

Theo phân tích của Vũ, đất Vinh Xuân nghèo dinh dưỡng, chỉ thích hợp để trồng các loại rau màu giá trị thấp, như: đậu phụng, khoai, sắn...; lúa thì mỗi năm chỉ được 1 vụ nên làm nông nghiệp không dễ. Nhưng, Vinh Xuân lại là một trong những địa phương nằm trên trục đường ven phá Tam Giang, đó là lợi thế để làm du lịch dựa trên nền tảng nông nghiệp.

Với khoảng 1.500m2 đất của gia đình, sau thời gian nghiên cứu, từ nguyên liệu sẵn có như rơm rạ, thức ăn thừa… anh chế tạo phân hữu cơ để trồng rau sạch, vừa giảm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường. Thông qua mạng xã hội, anh liên hệ được với một vài đầu mối ở Đà Nẵng và chọn chim trĩ là vật nuôi chủ lực. Lợi nhuận từ trồng trọt và chăn nuôi của anh mỗi năm được từ 120-150 triệu đồng.

Vũ trải lòng: “Kết quả đó tuy chưa đạt được mong muốn, nhưng giúp tôi nuôi sống bản thân và tiếp tục lên kế hoạch thực hiện ước mơ xây dựng một khu vườn sinh thái kết hợp với phát triển du lịch trên quê hương Vinh Xuân”.

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình nuôi hai con nhỏ, sau những tháng ngày suy sụp, chị Trần Thị Hương (43 tuổi) ở Phú Diên, Phú Vang xác định phải mạnh mẽ vượt qua để làm chỗ dựa cho con. Có người khuyên chị gửi con cho nội ngoại rồi đi xa làm ăn; nhưng con đã mất cha, chị cương quyết không để chúng xa mẹ. Không có nhiều vốn, chị chỉ biết làm bánh bột lọc bán dạo. Ban đầu, chỉ mong đủ sống, nhưng thành công ngoài mong đợi đã đến với chị Hương bởi trong mỗi chiếc bánh, cùng với sự cầu toàn là mong muốn đem lại sản phẩm ngon, sạch cho khách hàng.

Chị Hương giải thích: “Mỗi công đoạn, chịu khó bỏ thêm chút công, bột nhồi kỹ hơn, tôm tao săn hơn, lá lau sạch hơn… thì bánh sẽ ngon, lành. Chứ có chi là bí quyết mô”.

Cái mà Hương gọi “có chi là bí quyết mô” lại là bí quyết để khách hàng của chị ngày một đông, giờ chị không còn đi bán bánh dạo mà chỉ ở nhà làm bánh bán sỉ cho người bán dạo và đóng vào nam, ra bắc. Để cung cấp đủ mỗi ngày vài ngàn cái bánh cho khách hàng, chị phải thuê thêm 3 lao động thường xuyên mới làm kịp.

Cùng ngồi trong căn nhà 2 tầng của chị Hương vừa hoàn thiện cách đây 2 năm, anh Nguyễn Văn Đợi, hàng xóm của chị thán phục: “Con bé lớn của O năm ni mới đậu đại học. O là tấm gương sáng của nhiều bà con thôn Phương Diên”.

Sinh ra trong một gia đình khó khăn, học hết cấp 2, anh Nguyễn Hữu Cảnh phải nghỉ. Cũng như Vinh Xuân, đất Phú Hồ không thuận lợi để làm nông. Thế nhưng, giờ đây khi đã ở tuổi ngoài 50, là trụ cột trong một gia đình hạnh phúc, nhà có của ăn của để, con trai đầu đã lập gia đình, con trai nhỏ vẫn đeo đuổi việc học nên anh có thể tự hào với quyết định lập nghiệp tại quê của mình thời thanh niên.

Anh Cảnh nhớ lại: “Được ở nhà là mong muốn lớn nhất nên ngày đó tôi không kén chọn công việc. Sẵn sức trẻ nên tôi được nhận làm việc tại một công trình đường nông thôn”. Từ công nhân thời vụ, nhờ siêng năng và cẩn thận, anh nhanh chóng được chủ thầu tín nhiệm giao làm giám sát công trình và trở thành chủ thầu không lâu sau đó.

Ông Dương Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Phú Hồ cho biết: “Ngoài Phú Hồ, ông Cảnh còn làm nhiều tuyến đường bê tông liên thôn liên xã ở Phú Vang, Hương Thuỷ, Phong Điền. Nhờ đó, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn”.

Anh Cảnh trải lòng: “Từ thực tế bản thân, tôi có thể khẳng định thành công phụ thuộc vào ý chí của mỗi người chứ không phải là hoàn cảnh”.

Lập nghiệp trên những vùng quê nghèo là lựa chọn không dễ dàng, nhưng quả quyết và tự tin đã giúp những người như anh Vũ, chị Hương và anh Cảnh thành công.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Từ một hộ nông dân thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, ông Trần Hưng Dũng ở tổ dân phố Giáp Thượng 1, phường Hương Văn (TX. Hương Trà) đã vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường
Return to top