ClockThứ Sáu, 05/12/2014 08:14

Lũ, nhưng vui

TTH - Tuy muộn nhưng đợt lũ nhỏ vừa qua đã mang theo một lượng phù sa khá lớn cho đồng ruộng, rửa sạch môi trường, hạn chế sâu bệnh và chuột gây hại mùa màng.

Cải tạo đất, chuẩn bị sạ giống sau lũ

Đến chiều 4-12, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn còn ngập nước. Đoạn trên tuyến đường từ cầu Hương Vinh (Hương Trà) về các xã Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước (Quảng Điền) ngập sâu nửa mét. Hàng ngàn ngôi nhà vùng thấp trũng bị ngập. Phần lớn đồng ruộng trên địa bàn tỉnh còn ngập nước. Một số đồng ruộng cao, bà con tranh thủ làm đất, gieo sạ ngay sau khi nước rút.

Đợt lũ muộn đầu tháng 12 tuy gây thiệt hại một số diện tích hoa, rau màu tại các địa phương nhưng nông dân vẫn rất vui. Chị Nguyễn Thị Vân ở xã Hương Vinh (Hương Trà) nói: “Chờ “dài cổ” rồi lũ cũng về. Bà con mừng lắm! Lũ bồi đắp phù sa và tẩy rửa môi trường cho vụ mùa...”. Theo chị Vân, các vụ lúa năm 2012-2013 do không có lũ nên sâu bệnh, chuột gây thiệt hại lớn, năng suất lúa chưa đầy 50 tạ/ha, giảm hơn 10 tạ so với nhiều năm trước. Ông Lê Tấn ở xã Quảng Thành (Quảng Điền) chia sẻ: “Gia đình tôi trồng hơn 10 sào lúa, năm nào cũng đạt năng suất trên 60 tạ/ha. Riêng các năm không có lũ, sâu bệnh và chuột gây hại mùa màng, năng suất chỉ đạt chưa đầy 50 tạ. Đồng ruộng kém phù sa, chi phí phân bón và phòng trừ sâu bệnh tăng cao nên không có lãi”.
Kinh nghiệm cho thấy những năm có lũ, năng suất lúa đều tăng cao. Chẳng hạn năm 2014, năng suất lúa của huyện Quảng Điền gần 63 tạ, thị xã Hương Trà 61 tạ, thị xã hương Thủy 64 tạ, huyện Phú Vang 61 tạ/ha..., tăng hơn 10 tạ so với các năm không có lũ. Tại huyện Quảng Điền, ông Hoàng Vọng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khẳng định: nếu năm nay không có lũ thì nhiều cánh đồng trên địa bàn có nguy cơ bỏ hoang.
Ông Đoàn Thao, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang cho rằng, lũ góp phần rất lớn trong việc tẩy rửa môi trường, thau chua phèn, diệt bọ, chuột. Với diện tích trên 6.000 ha trồng lúa mỗi vụ, bình quân mỗi hộ từ 500 - 1.000m2, nếu không có lũ, mất mùa thì đời sống bà con rất khó khăn”.
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, lũ sẽ tạo điều kiện cho các loại hoa màu và cây trồng đạt năng suất và sản lượng cao. Lũ còn bổ sung nguồn nước khổng lồ cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh. Mấy ngày mưa vừa qua, các chủ hồ thủy lợi Tả Trạch, hồ Truồi, Thọ Sơn, Hòa Mỹ... tranh thủ tích nước, mực nước tại các hồ nhờ đó đến nay đã dâng đáng kể, hạn chế nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2014. Mực nước tại các hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới đã cải thiện, tạo điều kiện phát điện đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top