ClockThứ Ba, 31/12/2019 11:03

Thị trường quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Thị trường là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USDPhát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.Hướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vữngNông dân đối mặt với mùa vụ khó

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 chỉ tiêu của ngành nông nghiệp khá cao, tốc độ tăng trưởng đạt từ 2,91 – 3%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 41,5 – 42 tỷ USD...

Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2020. (Ảnh minh hoạ)

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 30/12, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2020, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì cũng có nhiều thách thức lớn về thương mại, thị trường, biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp, trong đó thị trường được coi là khâu quyết định tới tăng trưởng của ngành.

Do vậy, Bộ trưởng NN&PTNT cho rằng, việc nâng cao kỹ năng, năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra được coi là giải pháp thường trực cần hướng tới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các biện pháp, kế hoạch thực hiện để phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cao nhất mà Nghị quyết của Chính phủ đề ra.

Ông Cường đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phát triển thị trường, coi đây là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng nền kinh tế nói chung. Bên cạnh các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, cần đặc biệt coi trọng hướng tới thị trường ASEAN.

"Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng chuẩn bị đủ các điều kiện để thực hiện tốt vấn đề này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, kể cả 3 trục sản phẩm là: nhóm sản phẩm cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhóm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đều phải coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0, đây cũng là một trong những giải pháp quyết định.

Trong sản xuất chuỗi khép kín, từ khâu sản xuất, khâu chế biến, thương mại  thì xác định chế biến là khâu đột phá, có chế biến tốt mới có vùng nguyên liệu tốt, thương mại bán hàng tốt… để từ đó xây dựng chuỗi liên kết.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh tới các giải pháp tăng cường ứng phó thiên tai, dịch bệnh ngay từ đầu năm; khắc phục việc thiếu hụt 40 – 50% nguồn nước ở phía Bắc; khắc phục hạn mặn xâm nhập ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh phía Nam.

Đối với thị trường thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, đang tập trung tái đàn dần ở các tỉnh để không xảy ra thiếu thực phẩm, tránh để chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ngay từ quý đầu năm 2020.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường
Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

Theo kế hoạch, năm 2026 trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào sử dụng trên 80% cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cát tự nhiên. Dù có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng đến nay việc sử dụng cát nhân tạo vẫn chưa đạt kế hoạch.

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường
Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế

TIN MỚI

Return to top