ClockThứ Tư, 06/05/2015 14:53

HTX chậm thu hoạch lúa, người dân bức xúc

TTH - Đã hợp đồng, cam kết thu hoạch ngay sau khi lúa chín, nhưng Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Hương Long, phường Hương Long (TP Huế) chậm thu hoạch khiến người dân bức xúc.

Máy do người dân Hương Long thuê đến gặt

Hầu hết cánh đồng lúa trên địa bàn phường Hương Long chín vàng rực đã hơn một tuần nay, nhưng HTXNN Hương Long vẫn chưa thu hoạch khiến người dân lo lắng, bức xúc. Anh Nguyễn Đăng Tăng ở đội 3, nói: “Mấy ngày qua, thời tiết rất đẹp, thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi lúa. Vả lại, người dân phải tranh thủ gặt để đốt rơm, chuẩn bị làm đất, gieo cấy hè thu đảm bảo khung lịch thời vụ. Đáng lo ngại, nếu không thu hoạch kịp thời, gặp mưa lớn bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại... Nhưng đợi mãi vẫn không thấy HTX đưa máy ra gặt nên bà con xã viên rất sốt ruột”.

Điều này khiến người dân không tuân theo hợp đồng, tự thuê máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa nhằm kịp thời vụ, tránh thiệt hại là do lo lắng mưa lớn có thể bất ngờ xảy ra... Ông Nguyễn Đăng Hoa, Trưởng Ban Kiểm soát-HTXNN Hương Long cho biết, sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, HTX tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa dịch vụ, như cày, kéo, thủy lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư nông nghiệp, thu hoạch nông sản... Lãi suất thu được chia đều cho cổ phần 50%, còn lại chi phí cho dịch vụ, các loại quỹ, công ích, đào tạo...
Riêng dịch vụ thu hoạch lúa, HTX mới bắt đầu hợp đồng với nông dân từ vụ đông xuân 2014-2015. Theo hợp đồng, ngay sau khi lúa chín, HTX sẽ sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ rơi vãi, nhanh gọn, ổn định đồng ruộng... Ngay từ đầu vụ, HTX đã hợp đồng thuê 9 máy gặt đập liên hợp; trong đó, 8 máy tại địa phương và 1 máy ngoài địa phương. Chi phí thuê gặt mỗi sào lúa đứng là 125 ngàn đồng, lúa đổ không quá 200 ngàn đồng. Mỗi chủ máy phải nộp tiền quỵ cho HTX 10 ngàn đồng/sào, nếu máy bị hỏng không hoạt động quá 24 giờ thì HTX sẽ thuê máy khác, tiền quỵ bổ sung vào tiền thuê máy mới để gặt. Các chủ máy còn phải trả tiền công mỗi máy 10 ngàn đồng, số tiền này sử dụng cho việc chỉ trả công cho cán bộ đội làm nhiệm vụ kiểm tra, thu hoạch lúa và sửa chữa kênh mương nội đồng.
Sở dĩ để xảy ra tình trạng người dân tự thuê máy khác đến thu hoạch là do một số máy của HTX thuê bị hỏng, chưa được sửa chữa kịp thời; một số chủ máy thuê chậm đến thu hoạch lúa theo hợp đồng. Mấy ngày qua, người dân đã tự thuê 4 máy gặt đập liên hợp đến thu hoạch. HTX nhờ cơ quan chức năng can thiệp nên 2 máy đã rút lui, hiện vẫn còn 2 máy đang tiếp tục hoạt động, HTX không thể can thiệp vì người dân quá nôn nóng... Ông Nguyễn Đăng Hoa cũng thừa nhận, việc người dân bức xúc, không tuân thủ hợp đồng, lỗi một phần là do HTX. Khi làm hợp đồng, HTX chưa có kinh nghiệm, chưa cam kết, ràng buộc, chế tài cụ thể với các chủ máy khi chậm thu hoạch...
Theo hợp đồng, HTX chịu trách nhiệm thu hoạch toàn bộ diện tích lúa trên địa bàn HTXNN Hương Long với hơn 160ha. Theo người dân, lúa đã chín cách đây hơn một tuần, nếu HTX thu hoạch kịp thời thì đến nay toàn bộ diện tích đã gặt xong. Tuy nhiên, đến nay, HTX mới chỉ thu hoạch được khoảng 30% và theo kế hoạch phải một tuần đến mười ngày nữa mới hoàn thành. Điều này khiến nông dân rất lo lắng, khi tình hình mưa lũ diễn biến bất thường, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây thiệt hại lớn... Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND phường Hương Long - Nguyễn Thắng Đoan đã triệu tập người dân, ban quản trị HTX để họp bàn các biện pháp thu hoạch lúa kịp thời. Theo yêu cầu, HTXNN Hương Long phải làm việc với các chủ máy đã thuê, cần thiết phải thuê thêm; đồng thời khẩn trương thu hoạch lúa nhanh gọn cho dân, không để xảy ra thiệt hại do thiên tai, mưa lũ.
Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ

Khai thác hải sản giữa đại dương mênh mông thì phải đầu tư trang thiết bị hỗ trợ, máy dò cá và ngư lưới cụ hiện đại mới có thể mang lại hiệu quả.

Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ
Khai mạc triển lãm "Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người"

Hoạt động trên được Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức sáng 7/6 tại Nhà Thiếu nhi Huế trong khuôn khổ Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH” (VFBC).

Khai mạc triển lãm Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người
Ứng phó dịch bệnh gia súc, gia cầm lây sang người

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, các mầm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) còn tồn tại, tiềm ẩn trong môi trường thì các loại dịch bệnh có thể tái bùng phát và lây sang người bất cứ lúc nào.

Ứng phó dịch bệnh gia súc, gia cầm lây sang người
Thả 330 ngàn con cá giống xuống sông Ô Lâu

Sáng 31/5, tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, Ban quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại sông Ô Lâu.

Thả 330 ngàn con cá giống xuống sông Ô Lâu
Return to top