ClockThứ Sáu, 19/01/2024 13:21

Sáng tạo đổi mới cách làm trong các hợp tác xã

TTH.VN - Sáng 19/1, Ban chỉ đạo phát triển kinh thể tập thể tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì hội nghị.

Hướng đến phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lựcVai trò mới của các hợp tác xã nông nghiệp

HTX cần làm tốt vài trò kết nối, "bà đỡ" cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp 

Năm 2023, tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển kinh tập thể tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh với quy mô gồm 320 HTX, doanh thu bình quân của một HTX đạt 3,3 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 165 triệu đồng/năm.

Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể đã tập trung chỉ đạo thành lập mới 17 HTX tại các địa phương (cao nhất trong 3 năm qua), hỗ trợ, xây dựng các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra các khó khăn, tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như:  Công tác quản lý, điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế tập thể của một số cơ quan, đơn vị liên quan còn hạn chế. Việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể chưa đồng bộ, toàn diện. Chưa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX còn chậm. Một số địa phương còn lúng túng và thiếu biện pháp chỉ đạo quyết liệt đối với các HTX tồn tại hình thức, hoạt động kém hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển kinh thể tập thể tỉnh Phan Quý Phương khẳng định, phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. 

Vì vậy thời gian tới, các sở, ngành và chính quyền, Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể các địa phương, các HTX cần cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế tập thể. Ưu tiên nguồn lực, bố trí kinh phí, cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới kinh tế tập thể, HTX ở cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút các nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX và mở rộng thị trường, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm của các HTX.

“Một yếu tố hết sức quan trọng là các HTX phải chủ động, sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị. Các sản phẩm làm ra phải có thương hiệu, chất lượng cao, đáp ứng được thị trường trong nước và thế giới, nhất là gắn với thương hiệu Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh.

Tin, ảnh: NGUYÊN NGỌC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”

Chiều 19/5, Chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2024" với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội. Chương trình được sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương do Báo Lao Động trực tiếp tổ chức.

​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Return to top