ClockThứ Sáu, 10/01/2020 19:16

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nhanh, bền vững

TTH.VN - Là mục tiêu được ngành nông nghiệp đề ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2020 chiều 10/1. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự và chỉ đạo hội nghị

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ nông dânThị trường quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệpĐổi mới công nghệ để mở rộng thị trường

 Thịt lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Sản xuất nông nghiệp năm 2019 đối mặt nhiều khó khăn. Trong đó, dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ đầu năm làm cho chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại hơn 45% tổng đàn; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) ngành nông nghiệp giảm 4,13% so với năm 2018. Tổng giá trị sản xuất (GO) ước đạt 6.937 tỷ đồng, giảm 4,64%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 152,6 triệu USD tăng 8,8%. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% tăng 1%, trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 85% tăng 5%.

Năm 2020, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 2010): 7.400 đến 7.500 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh ổn định 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 87%; tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh 61 xã, đạt tỷ lệ 59%.

Các đại biểu tham dự đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong công tác chống dịch, hạn hạn nhằm hạn chế thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp năm 2020. Theo đó, chuyển đổi sang các cây trồng chịu hạn, cây ăn quả được xem là hướng đi mới được quan tâm.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng ngành nông nghiệp là ngành đặc thù, cần chú trọng tăng khả năng chống chịu với các tác nhân bên ngoài chính tạo chuyển dịch trong phát triển nông nghiệp

Riêng năm 2020, ngành nông nghiệp cần quan tâm xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. Theo đó, các địa phương cần tăng cường dồn điền đổi thửa thu hút đầu tư, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi theo hướng an toàn. Các huyện cũng tập trung các giải pháp tập trung hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch của tỉnh.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh

TIN MỚI

Return to top