ClockThứ Năm, 23/01/2014 11:10

Nước mắt cây cau

TTH.VN - Những năm 2005- 2010, cây cau trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở Nam Đông. Tuy thị trường xuất khẩu cau khô sang Trung Quốc có lúc này lúc khác nhưng nhìn chung là ổn định. Hai - ba năm trở lại đây, người trồng cau ở Nam Đông “khóc ròng” vì không tiêu thụ được sản phẩm. Những buồng cau cứ chín đỏ trên cây và tự rụng, không phải là bán rẻ nữa mà là không ai mua.

 

 “ Không mua cau”- đó là tấm biển được dựng lên ngay trước một lò sấy cau ở xã Hương Hòa. Một vài xe hon đa thồ những buồng cau xanh đến cân cho chủ lò. Hai chị làm công đang ngồi hái từng trái cau để chuẩn bị luộc. Lò sấy cau khô có hoạt động nhưng có điều gì lặng lẽ. Ông Trần Cư- Chủ lô đất cho thuê làm lò sấy cau cho biết “ Lò sấy nghỉ thu mua cau mấy lâu nay. Ngày hôm ni mới bắt đầu mua lại vì vừa mới có tin phía bạn hàng Trung Quốc sẽ nhập hàng. Thiệt là không biết mô mà lần”.

 

Đúng  như lời ông Trần Cư nói, hai người làm công nam đang vệ sinh lò sấy sau mấy tháng nghỉ hoạt động. Hai dãy lò xây bằng gạch có đến 10 ô nhưng cũng chỉ dọn dẹp có hai ô mà thôi.

 

Cây cau là một trong số những cây trồng thích hợp với chất đất ở Nam Đông. Có điều lạ là loại cây này rất dai, trận bão thứ 11 vừa qua, Nam Đông bị thiệt hại nhiều. Những vườn cao su, tràm hoa vàng gãy đổ tơi bời nhưng cây cau vẫn đứng vững. Nếu như có thị trường tiêu thụ bền vững thì tốt biết bao  nhiêu. Nhưng thị trường xuất cau khô sang Trung Quốc cũng lắm điều cay đắng. Có năm bạn hàng Trung Quốc chỉ nhập hàng cau trái tròn, có năm chỉ nhập hàng cau trái dài; đáo để hơn có năm lại rộ lên chuyện mua rễ cau, vậy nên có chuyện kể mà cứ ngỡ như chuyện hài, là người mua cau trái bí mật đào rễ cả vườn cau, đến khi chủ nhà phát hiện ra thì cả vườn cau đã rủ lá. Nếu cây cau biết khóc, cười nó đã khóc cười một chặng đường dài cùng người dân ở Nam Đông kể từ khi cau được xem là cây xóa đói giảm nghèo ở đây. Nhưng nụ cười tắt nhanh, chỉ còn lại là những giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ rơi cùng với những buồng cau chín đỏ trên cây.

 

Ở Nam Đông, các xã Hương Lộc, Hương Hoà, Hương Phú, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Long là những nơi trồng nhiều cau. Hộ trồng nhiều từ 200 đến 300 cây, có xã có đến 95% hộ trồng cau. Cùng đi với chúng tôi, anh Hồ Xuân Hùng ở xã Thượng Quảng cho biết, ở Hương Hòa còn có người mua, chứ cau ở Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Long rụng đầy vườn. Không ai mua chứ đừng nói đến chuyện bán giá cao hay thấp.

 

Trước đây, giá thu  mua 1kg cau tươi ở Nam Đông là 4.500 đồng/kg thì nay chỉ còn 1.500đ/kg. Nhưng đó là giá người đi mua gom về bán lại cho chủ lò sấy chứ giá mua tại vườn thì rẻ hơn nhiều, chỉ 500đ/kg. Và người mua cũng không cần cân ở tại vườn từng buồng cau một mà là mua cả vườn. Một cây cau cả năm cho từ 5 đến 6 buồng cau. Với giả rẻ như hiện nay, bình quân, một cây cau cả năm chỉ cho thu nhập được 30.000đ.

 

Đứng được với bão thì cây cau ở Nam Đông lại khóc với giá cả và thị trường tiêu thụ. Lên Nam Đông còn được nghe kể những câu chuyện đầy nước mắt của những người trồng cao su, qua một đêm bão mất trắng mấy trăm triệu đồng….

 

Từ chuyện cây cau ở Nam Đông, nghĩ về người nông dân Nam Đông, nông dân Việt, còn phải khóc bao lâu nữa trước thiên tai và trước những thị trường thất thường như thế.

 

 

Xuân An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top