ClockThứ Ba, 15/09/2015 17:11

Nuôi ong Ý ở Phong Mỹ

TTH - Phong Mỹ là một trong những xã có diện tích cây lâm nghiệp lớn, nhất là diện tích tràm, cây cao su, nên nguồn phấn hoa và mật tự nhiên khá phong phú. Trong khi ở các địa phương khác trong tỉnh chủ yếu nuôi các giống ong nội, người dân Phong Mỹ (Phong Điền) lại lựa chọn giống ong Ý để nhân rộng, phát triển.  
Nghề nuôi ong Ý lấy mật – mô hình mới ở Phong Điền

Ông Đoàn Văn Quốc, Trưởng trạm Khuyến nông – Lâm – Ngư huyện Phong Điền cho biết: “Nuôi ong Ý lấy mật tại xã Phong Mỹ được triển khai từ tháng 5/2014. Chỉ sau 01 năm thực hiện đã thu 5.767 lít mật, bình quân 01 hộ thu được 1.152 lít mật. Thời điểm này dù sản lượng mật và giá cả không cao so với năm trước, nhưng vẫn được người dân xem là hướng phát triển mới”.

“Tháng 5 bắt đầu đưa vào nuôi, đến tháng đàn ong đã cho gia đình tôi 557 lít mật. Tuy lượng mật không nhiều như năm trước, giá cả cũng không được cao, nhưng theo sự vận động, hướng dẫn của tỉnh và huyện, chúng tôi quyết tâm giữ đàn ong Ý bằng được”, ông Nguyễn Ngọc Phong, trú thôn Tân Mỹ nói.
Cùng chung quan điểm với ông Phong, ông Hoàng Tý, trú tại thôn Tân Mỹ cho biết: “Dự án của huyện hỗ trợ cho gia đình tôi 15 đàn ong. Sau đó, tôi tự tách thêm 66 đàn, mua thêm 49 đàn nữa, hiện gia đình có 130 đàn ong. Nuôi ong lấy mật không chỉ là mô hình mới, mà là bước chuyển đổi ngành nghề mới đối với người dân vùng có nhiều đồi núi như Phong Mỹ”. 
Đánh giá về nghề nuôi ong tại Phong Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Cho khẳng định: “Giống ong Ý được đưa vào nuôi quy mô hộ gia đình tại xã Phong Mỹ phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế sẵn có ở địa bàn xã. Giống ong Ý có sức chống chịu tốt, ít nhiễm bệnh. Nuôi ong Ý lấy mật tại Phong Mỹ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Ở Phong Mỹ, ngoài 5 hộ tham gia từ năm 2014 ở thôn Tân Mỹ, huyện khuyến khích mở rộng thêm 3 hộ ở thôn Đông Thái cùng tham gia, với tổng 100 đàn”.
Trước những khó khăn về sản lượng mật và giá cả như hiện nay, được sự hướng dẫn của Hội Nuôi ong tỉnh, Hội Nông dân huyện, xã và đội ngũ cán bộ nông – lâm – ngư huyện, người nuôi ong ở Phong Mỹ vẫn tiếp tục giữ đàn ong.
Theo lý giải của người nuôi ong, việc giữ lại đàn ong Ý phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Được biết, giống ong Ý được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ghép nuôi trong toàn quốc. Ở Thừa Thiên Huế, ong Ý dần được người nuôi lựa chọn thay thế giống ong nội, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo sức cạnh tranh.
Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top