ClockThứ Hai, 21/01/2019 14:21

Phòng trừ bệnh, chăm sóc lúa đông xuân

TTH.VN - Vụ đông xuân 2018-2019, toàn tỉnh đưa vào gieo sạ 28.687,26 ha, hiện đã hoàn thành gieo sạ trên 15.000 ha. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ tại vùng đồng bằng, kết hợp với triều cường đã gây ngập úng cho 1.720 ha (18/1) với mức ngập từ 20 -30cm. Đến nay, công tác tiêu úng đang được triển khai đảm bảo gieo sạ theo đúng kế hoạch.

Gia cố, sửa chữa đê bao phục vụ sản xuất đông xuânCứu lúaQuảng Điền khẩn trương khắc phục hậu quả sau lũ

 Đẩy nhanh tiến độ gieo sạ để kịp kế hoạch

Ngoài ảnh hưởng do thời tiết, trên cây lúa hiện đang xuất hiện một số bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa. Bệnh đạo ôn lá gây hại trên mạ tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao tỷ lệ bệnh 15-20%, bệnh cấp 3-5 (Hương Thủy). Ốc bươu vàng phát triển mạnh trên diện tích nhiễm 150 ha, mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2. Chuột gây hại trên diện rộng với diện tích nhiễm nặng 20 ha, tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao tỷ lệ hại 20-70%. Các HTX đã sử dụng 506,5 kg thuốc chuột (sử dụng trong tuần 173kg, thu đuôi chuột: 43.670 đuôi (thu đuôi trong tuần 5.200 đuôi).

Theo cảnh báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thời gian tới, bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển gây hại trên các giống nhiễm (Xi23, X21,…) khi thời tiết tạnh ráo, nắng ấm. Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên diện tích mới gieo sạ, chuột gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại, nhất là các vùng ven đê, cồn mồ mã,… Các đối tượng sinh vật gây hại khác tiếp tục phát triển gây hại rải rác, cục bộ.

Theo đó, Chi cục yêu cầu các địa phương dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trong thời gian không khí lạnh tăng cường có khả năng gây mưa lớn, nước triều dâng để gia cố các tuyến đê xung yếu, đê bao ngăn mặn,... bảo vệ diện tích lúa đã gieo và chỉ đạo tiêu nước các vùng thấp trũng để gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ. Hướng dẫn nông dân bón lót đầy đủ phân lân, kali,... trước khi gieo, cấy nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, rét); chăm sóc, tỉa dặm khi thời tiết tạnh ráo để cây lúa phát triển khỏe và sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn, hiệu quả. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, thu thập rầy lưng trắng để gửi giám định virus gây bệnh lùn sọc đen nhằm chỉ đạo xử lý kịp thời. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo diệt chuột và ốc bươu vàng để hạn chế mật độ và lây lan.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
Phòng, chống rét cho vụ đông xuân

Đến nay, các địa phương đã gieo 27,5ha mạ, sạ khoảng 500ha lúa đông xuân 2023-2024. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho mạ, lúa non.

Phòng, chống rét cho vụ đông xuân
Khắc phục khó khăn đầu vụ

Bước vào đầu vụ đông xuân, nông dân gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết mưa rét diễn biến phức tạp.

Khắc phục khó khăn đầu vụ

TIN MỚI

Return to top