ClockThứ Năm, 31/10/2019 06:45

Sản phẩm chủ lực cần được tiếp sức

TTH - Thanh trà, trà mướp đắng Thủy Dương, gạo thơm Thủy Thanh… là sản phẩm được Hương Thủy chọn xây dựng sản phẩm chủ lực hướng đến xây dựng một xã, phường một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, những sản phẩm chủ lực trên vẫn đang “lạc lõng” bởi thiếu những giải pháp chiến lược để phát triển bền vững.

Hương Thủy định hình cây và con chủ lựcOCOP là tử tếXây dựng sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ tư duy người sản xuất

Đóng gói sản phẩm trà mướp đắng Thủy Dương

Trở lực

Với lợi thế thổ nhưỡng màu mỡ dọc sông Lợi Nông và vùng đồi thích hợp trồng mướp đắng, người dân phường Thủy Dương phát triển vùng mướp đắng tập trung với hơn 10 ha.

Từ vùng nguyên liệu đã có, năm 2017, HTX NN Thủy Dương hướng dẫn người dân quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch triển khai mô hình trồng mướp đắng theo hướng VietGAP cho 1,3ha. HTX hợp đồng với xã viên trồng, sau đó thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi hoàn thành chứng nhận VietGAP cho sản phẩm mướp đắng, HTX NN Thủy Dương mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng trang bị máy móc, nhà xưởng sản xuất trà mướp đắng túi lọc và trà mướp đắng sao khô theo hướng VietGAP, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm trà mướp đắng Thủy Dương.

Theo Giám đốc HTX NN Thủy Dương - Phùng Độ, đầu ra sản phẩm trà mướp đắngThủy Dương vẫn hạn chế: HTX tham gia nhiều hội chợ, triển lãm và cả các hội nghị để quảng bá giới thiệu sản phẩm trà mướp đắng nhưng sản phẩm vẫn tiêu thụ cầm chừng. Hiện sản phẩm mới chỉ tham gia vào một số kênh phân phối nhỏ lẻ, các siêu thị, ngay cả siêu thị đóng chân trên địa bàn cũng chưa tiếp cận được.

Không riêng gì thị trường, các sản phẩm được Hương Thủy xác định là sản phẩm chủ lực hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP cũng đang vấp phải không ít trở lực. Tại các cuộc họp liên quan đến sản xuất nông nghiệp, không ít lần, các HTX, địa phương phản ánh chất lượng các giống lúa đang dần thoái hóa làm mất đi thế mạnh của một số địa phương trong xây dựng thương hiệu gạo. Thủy Thanh cũng không ngoại lệ.

Khi bắt đầu xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, Thủy Thanh đã quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao làm tiền đề trong phát triển thương hiệu gạo Thủy Thanh. Với giống lúa Hương Cốm có chất lượng gạo tốt, ngon, năm 2014, HTX NN Thủy Thanh 2 mạnh dạn đầu tư in bao bì, nhãn hiệu và đăng ký thương hiệu “Gạo thơm Thủy Thanh”.  Tuy nhiên theo thời gian, giống gạo trên ngày càng thoái hóa, chất lượng gạo không còn thơm ngon như trước.

Ông Phùng Hữu Thạnh, Giám đốc HTX NN Thủy Thanh 2 trải lòng: Sau khi giống lúa Hương Cốm thoái hóa, HTX đã thử nghiệm với nhiều loại giống khác nhau. Nhưng được 2, 3 năm, chất lượng gạo lại xuống cấp. Khó có loại giống chuẩn, chất lượng để định hình xây dựng thương hiệu gạo thơm Thủy Thanh là thách thức mà chúng tôi đang gặp phải dù đã tìm hiểu rất nhiều loại giống lúa chất lượng.

Xác định lại sản phẩm chủ lực

Thị trường, nguồn giống tốt… là những khó khăn chung của các sản phẩm chủ lực Hương Thủy để tiến tới định hình cho chương trình OCOP. Chưa nói, phát triển manh mún, nhỏ lẻ đang khiến các sản phẩm nông nghiệp khó mở rộng quy mô, thương hiệu.

Ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy chia sẻ: Thanh trà, trà mướp đắng Thủy Dương, gạo thơm Thủy Thanh… là sản phẩm được Hương Thủy chọn xây dựng sản phẩm chủ lực hướng đến xây dựng OCOP. Những sản phẩm trên đa phần đều đã và đang định hình được thương hiệu trên thị trường, nhưng để xây dựng thành sản phẩm OCOP không dễ. Nguyên nhân chính vẫn là do người dân tự phát nên thiếu định hướng, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu, nguồn gen giống chất lượng.

Giải pháp trước mắt được Hương Thủy triển khai chính là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Thị xã khuyến khích sự tham gia của DN, HTX trong đầu tư xây dựng thương hiệu, vùng nguyên liệu chất lượng theo chuẩn VietGAP, hữu cơ... tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đầu tư công nghệ sau thu hoạch.

Chỉ khi, DN, HTX làm chủ được thương hiệu mới dễ dàng có những định hướng trong phát triển thương hiệu, thị trường. Việc lồng ghép từ các nguồn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, khuyến công, chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi sẽ được Hương Thủy tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên về lâu dài, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững ông Tập khẳng định: Hương Thủy sẽ xác định và đánh giá lại các sản phẩm chủ lực sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà khoa học và chuyên gia trong ngành nông nghiệp cần tập trung nghiên cứu duy trì và phát triển những nguồn gen quý của những nông sản chủ lực, giúp sản phẩm chủ lực giữ vững chất lượng trong con đường tiến tới OCOP.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng

Trong 2 ngày (14-15/12), Trung tâm Văn hoá Thông tin & Thể thao thị xã Hương Thủy phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức giải bóng bàn các câu lạc bộ (CLB) Hương Thủy mở rộng năm 2024. Giải thu hút 230 tay vợt của 32 CLB trên địa bàn thị xã, toàn tỉnh và các CLB đến từ Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hưng Yên, tham gia tranh tài.

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top