ClockThứ Bảy, 21/10/2023 07:14

Sơn Thủy với khát vọng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

TTH - Từ một xã nghèo của huyện miền núi A Lưới, khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sơn Thủy không chỉ thoát nghèo mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân có nhiều chuyển biến đáng kể.

Phong Điền: 5/12 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề raQuảng Điền có 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng caoPhú Vang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

 Người dân chăm vườn mẫu

Ông Nguyễn Quốc Hòa ở xã Sơn Thủy trải lòng, từ đầu, khi đặt chân đến định cư tại Sơn Thủy, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Nay, đời sống, kinh tế của người dân từng bước cải thiện, số hộ nghèo giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, mãi đến cách đây chừng 10 năm, cùng với cả tỉnh, Sơn Thủy tập trung triển khai xây dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện rõ nét. Số hộ nghèo giảm dần, số hộ khá giàu tăng đáng kể.

Trước hết phải kể đến sự đổi thay kết cấu hạ tầng. Nhiều tuyến đường đất đá, cấp phối giờ đây đã được bê tông, thảm nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh hai bên đường tạo mỹ quan cho khu dân cư. Điện lưới quốc gia vào tận khu dân cư, từng hộ gia đình. Trạm y tế và đội ngũ y tế được tăng cường cơ bản đáp ứng nhu cầm khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Nhiều năm trở lại đây, một số loại bệnh như sốt rét rừng... không còn phổ biến, nguy hiểm như trước. Hệ thống trường học, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giáo dục tại địa phương...

Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy, ông Lê Anh Chiến chia sẻ, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, phối hợp có hiệu quả của mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và sự tham gia tích cực của toàn thể Nhân dân, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã đạt nhiều kết quả nổi bật. Bộ mặt NTM có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, từng bước hiện đại.

Sản xuất nông nghiệp được xác định là chủ lực được phát huy, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Trong đó, kinh tế trang trại, gia trại, vườn mẫu... là mục tiêu hướng đến của Sơn Thủy. Đến nay, toàn xã có 32 vườn mẫu, 28 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô, nhiều hộ nuôi cá lồng, 2 hộ làm nhà kính công nghệ cao với diện tích 1.200m2 trồng rau sạch, hoa cúc, hoa ly… Các mô hình cho thu nhập bình quân 300-400 ngàn đồng/ngày.

Một số hộ mạnh dạn tự đầu tư để chuyển đổi từ diện tích trồng cây keo sang trồng cây ăn quả. Người dân địa phương được ngành nông nghiệp hỗ trợ các giống lúa mới (5ha giống lúa BĐR79, 5ha giống lúa VNR10, 10ha giống lúa JO2, 5ha giống lúa VTR, 1ha giống lúa Lam Sơn 8)... Nhờ đó, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha và chất lượng sản phẩm tốt, góp phần nâng cao thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương được quan tâm hơn. Nhờ đó, cùng với nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương theo cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, trồng trọt.

Đến nay, qua rà soát, xã Sơn Thủy có 18/19 tiêu chí đạt chuẩn NTM theo quy định tiêu chí mới tại Quyết định 2265/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM và Bộ tiêu chí về xã NTM nâng cao Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

Sơn Thủy đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền, khuyến khích lao động tham gia làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Đến nay, nhiều hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp truyền thống chuyển sang phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, hoặc chuyển sang sản xuất nông nghiệp có quy mô gia trại, sản phẩm mang tính hàng hóa như các mô hình chăn nuôi gà, vịt đàn, nuôi lợn thịt, nuôi cá lồng, trồng hoa, trồng cây ăn quả; trồng cây dược liệu, rau sạch... Nhờ sự phát triển đúng hướng đã góp phần tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của Sơn Thủy đạt 41,46 triệu đồng/năm.

Hệ thống nhà ở dân cư, hệ thống cấp thoát nước được Nhà nước và người dân đầu tư xây mới, sửa chữa khang trang. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn được địa phương quan tâm đầu tư phát triển. Vệ sinh môi trường, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh được đẩy mạnh, góp phần tạo diện mạo địa phương ngày càng khởi sắc, phát triển nhanh và bền vững.

Bài, ảnh: THANH NAM
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường
Giáo dục mũi nhọn & hành trình khát vọng

Từ năm 2019 đến nay, năm nào Thừa Thiên Huế cũng có học sinh đoạt giải quốc tế, tỷ lệ đoạt giải quốc gia khá cao, vị trí xếp hạng giáo dục mũi nhọn luôn nằm ở top đầu toàn quốc.

Giáo dục mũi nhọn  hành trình khát vọng
Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó

Trong mọi hoàn cảnh, cộng đồng Dân tộc thiểu số (DTTS) là bộ phận không thể tách rời quốc gia, dân tộc. Song, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Tại Thừa Thiên Huế, sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (năm 2019), các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) được đề ra đã trực tiếp quan tâm đến đồng bào DTTS. Vậy, sự chuyển biến đó đến nay như thế nào? Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng.

Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó
Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

Có mặt đều đặn và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trong các chương trình nghệ thuật ở Huế, ca sĩ Phan Huy Thành đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán, thính giả. Đặc biệt, những ca khúc viết về Huế được Phan Huy Thành biểu diễn mang màu sắc tươi trẻ, như: Cơm hến, Trai Huế, Nón… thật sự mang đến làn gió mới góp phần lan tỏa và thăng hoa hình ảnh cảnh vật và con người xứ Huế đến với người nghe.

Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế
Khát vọng Thái Hòa

Trong thế giới quan Á Đông, mối quan hệ giữa Trời - Người - Đất được kết nối qua thế giới động, thực vật, với vô vàn quan niệm nhân sinh thiêng liêng để trừ tà, cầu an cho con người và vạn vật. Trong đó, Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) khởi đầu từ Rồng là một biểu trưng của tạo hóa trong khát vọng cầu mùa mãnh liệt của cư dân nông nghiệp gắn liền với nắng, mưa... trong tín ngưỡng phồn thực, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua tan ôn dịch.

Khát vọng Thái Hòa
Return to top