ClockChủ Nhật, 11/02/2024 07:36

Khát vọng Thái Hòa

TTH - Trong thế giới quan Á Đông, mối quan hệ giữa Trời - Người - Đất được kết nối qua thế giới động, thực vật, với vô vàn quan niệm nhân sinh thiêng liêng để trừ tà, cầu an cho con người và vạn vật. Trong đó, Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) khởi đầu từ Rồng là một biểu trưng của tạo hóa trong khát vọng cầu mùa mãnh liệt của cư dân nông nghiệp gắn liền với nắng, mưa... trong tín ngưỡng phồn thực, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua tan ôn dịch.

Những tay thợ tài hoaKỳ công trùng tu điện Thái HòaDấu tích Cần Chánh

Lưỡng long chầu nguyệt. Ảnh: L.Cadière 

Kinh sư là nơi “Rồng cuộn Hổ ngồi” nên Thanh Long, Bạch Hổ được mô hình hóa theo thuyết phong thủy. Tinh thần chủ đạo đó xuyên suốt đời sống Huế, từ sự chính danh của vương triều, hoàng đế, hoàng gia chốn cung nội cho đến phương thức “hóa” vi diệu khắp trong xã hội. Nhờ đó, tạo nên một thế giới Rồng/Long rộng lớn nhiều tầng bậc, nhiều cấp độ, sắc thái thể hiện, từ phương diện Long hóa (Rồng biến hóa) và hóa Long (biến hóa thành Rồng) mà từ năm 1919, L’Art à Huế của L.Cadière đã nghiên cứu.

Rồng có vị trí nổi bật trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam. Hoàng cung là ngôi nhà của rồng, bởi sự đồng nhất với chân mạng thiên tử/hoàng Rồng là đặc quyền duy nhất của hoàng đế ở mức cao nhất: rồng vàng 5 móng, với đủ kiểu dáng, từ đường bệ oai phong hiển hiện, đến thoắt ẩn thoắt hiện ẩn tàng khắp nơi đầy tính triết lý, với Cửu long ẩn vân hay Long vân khế hội nổi tiếng... Rồng có ở mọi nơi, từ chùa chiền hay tư gia, trên các đường mái, ở mặt tiền, đà nhà, đồ nội thất hay vải vóc, trên bát đĩa và cả trong nghệ thuật bonsai, theo phương thức Long hóa, giấu hết bộ móng, hoặc ẩn hiện từ 4 móng rồi giảm dần theo điển chế, chủ thể và không gian phù hợp.

Từ đời sống thiêng có sức mạnh vô song, rồng xuất hiện khắp nơi, thậm chí định hình nên hệ thống thần linh biển Việt Nam: Đông/Nam Hải Long Vương, có Thủy Long Thánh Phi, cùng 5 vị hoàng tử trấn giữ ngũ phương, từ Đệ nhất tới Đệ Ngũ Long Vương. Nguồn gốc siêu nhiên đó là môi trường khoáng đạt cho nghệ nhân Huế thể hiện các hình thái Rồng, từ đơn giản đến phức tạp, thoắt ẩn thoắt hiện theo phương thức “hóa” đầy ứng biến để hài hòa, phù hợp với bối cảnh.

Từ hình tượng rồng Trung Hoa nổi bật với đôi sừng nai có chức năng thính giác, cái đầu lạc đà, đôi mắt quỷ, cổ rắn, bụng cá sấu, vẩy da cá, móng vuốt chim ưng và đôi tai của bò (P. Corentin Petillon, 1909-1910, Allusions littéraires, tr. 464)..., nghệ nhân Việt Nam đã thể hiện rồng có nhiều khác biệt, dù vẫn có đôi sừng, đôi mắt bốc lửa, vẩy cá phủ khắp thân rồng, một dạng như bờm với mồng, móng vuốt sắc bén, đuôi uốn xoắn.

 Rồng trang trí trên quạt. Ảnh: L.Cadière

Tuân thủ điển chế, cảm quan nghệ thuật, làm nên thị hiếu thẩm mỹ, rồng xuất hiện rõ nét, ẩn tàng khắp nơi trong các tác phẩm nghệ thuật Huế. Trước hết theo lối nhìn nghiêng, rồng xuất hiện khắp nơi, uốn lượn trải dài trên các đường mái, ở lan can cầu thang, các kiểu thêu thùa, ở bình phong được chạm trổ hay sơn vẽ... Nhìn trực diện, con rồng ổ rất ấn tượng, thường được vận dụng ở mặt tiền của cổng chính; cũng có khi chỉ thấy đầu rồng với hai chân trước cong lại với mặt rồng, nằm ở các khung tam giác mặt tiền chùa chiền, đền đài, cùng lúc với hình dơi ở phần trán bia, hay ở bộ chân quỳ. Rồng ngậm chữ Thọ là điềm lành, với khát vọng trường thọ.

Ở các đường đỉnh mái, rồng xuất hiện đối xứng ở hai đầu mái, ở giữa là quả cầu lửa - lưỡng long triều nguyệt. Họa tiết này còn xuất hiện nhiều ở các công trình kiến trúc, đồ nội thất và mỹ nghệ... như biểu trưng cô đọng cho khát vọng an hòa, tương tự lưỡng long tranh châu. Ở không gian phù hợp, rồng được bao quanh bởi mây (vân) trên trời hay sóng (ba) miền sông nước, ẩn hiện theo lối ngọa long, ẩn vân. Dưới nước, rồng gắn liền cá chép trong hình ảnh ngư long hý thủy.

Từ rồng, triết lý dân gian và sự tài hoa của nghệ nhân đã sáng tạo nên nhiều cấp độ rồng sơ khởi: con giao và con cù. Giao theo từ điển Dictionnaire classique de la langue chinoise, suivant l’ordre de la prononciation (P.Couvreur, 1911) là một “con rồng không sừng, có hình thù của rắn, với cái cổ thanh mảnh, bốn chân và có những mào trắng dưới cổ họng”, hay “con rồng gập mình lại có bốn chân” (Theo Eitel), “rồng thân có vẩy” (theo Giles) và một loại “cá sấu hay cá sấu caïman” (theo Génibrel).

Còn con cù lại là một loại “rồng có sừng, nhiều người lại cho là loại rồng không sừng” hay “rồng con có sừng”, “rồng, một quái thú huyền thoại; nhiều người nói là có sừng” hay “một dạng rồng không có sừng; người dân thường tin rằng là loại rồng này thường ở trong lòng đất, và các dòng sông chính là nơi nó lộ hình”. Truyền thuyết con Cù ở chùa Cầu Hội An là một trường hợp.

Nghệ nhân Việt thường thể hiện giao, cù không sừng, không bờm, không mào và nhiều chi tiết không rõ ràng bởi luôn “đang biến hóa”, chỉ thấy đầu và cổ. Tất cả như phù hợp với đời sống dân gian, bởi thường dân không dám thể hiện rồng theo điển chế, nên nhiều khi, hình ảnh thể hiện và nghệ nhân, chủ nhân cũng dễ có sự nhập nhằng khó tách bạch giữa các họa tiết rồng cùng các hình thái giao, cù, và cả những dạng thức giao long khá phổ biến.

Phương thức long hóa và hóa long đã làm phong phú vô cùng hệ họa tiết rồng, xuất hiện nhiều trên trang trí hồi văn hóa rồng cùng với lá hoa, dây lá hoa và mây, tre trúc, tùng, mẫu đơn, hoa cúc... Sinh động và tinh tế, ý nghĩa hơn, có khi trái Phật thủ và bông sen lại thành đầu rồng khi nhìn chính diện.

Rồng mang nhiều giá trị tư tưởng và văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là ở trung tâm văn hóa Huế trong quá trình chuyển mình từ Kinh đô đến Cố đô. Thể hiện khát vọng tư tưởng thái hòa xuyên suốt, tinh thần đó càng bội phần ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay. Nhất là di sản nghệ thuật tạo hình độc đáo, đặc trưng và những biến thể đa dạng từ Rồng là chất liệu quý giá giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong việc nghiên cứu, trùng tu di tích, phục chế cổ vật và phát triển hàng thủ công mỹ nghệ - thế mạnh đặc trưng của thành phố di sản Huế.

Trần Đình Hằng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường
Giáo dục mũi nhọn & hành trình khát vọng

Từ năm 2019 đến nay, năm nào Thừa Thiên Huế cũng có học sinh đoạt giải quốc tế, tỷ lệ đoạt giải quốc gia khá cao, vị trí xếp hạng giáo dục mũi nhọn luôn nằm ở top đầu toàn quốc.

Giáo dục mũi nhọn  hành trình khát vọng
Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó

Trong mọi hoàn cảnh, cộng đồng Dân tộc thiểu số (DTTS) là bộ phận không thể tách rời quốc gia, dân tộc. Song, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Tại Thừa Thiên Huế, sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (năm 2019), các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) được đề ra đã trực tiếp quan tâm đến đồng bào DTTS. Vậy, sự chuyển biến đó đến nay như thế nào? Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ông Hồ Xuân Trăng.

Khơi dậy khát vọng vươn lên trên những miền đất khó
Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

Có mặt đều đặn và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trong các chương trình nghệ thuật ở Huế, ca sĩ Phan Huy Thành đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán, thính giả. Đặc biệt, những ca khúc viết về Huế được Phan Huy Thành biểu diễn mang màu sắc tươi trẻ, như: Cơm hến, Trai Huế, Nón… thật sự mang đến làn gió mới góp phần lan tỏa và thăng hoa hình ảnh cảnh vật và con người xứ Huế đến với người nghe.

Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

TIN MỚI

Return to top