ClockThứ Bảy, 02/04/2022 16:01

Tập trung phục hồi cây trồng ngập úng do mưa lũ

TTH.VN - Ngày 2/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, ảnh hưởng mưa lũ, toàn tỉnh có hơn 15 nghìn ha lúa bị ngập úng. Trong đó, diện tích ngập trên 70% khoảng 11 nghìn ha, ngập dưới 70% khoảng 4.200 ha. Hơn 1.100 ha ngô, sắn và rau màu các loại bị ngập úng, thiệt hại cây trồng khá lớn.

Lúa, hoa màu bị ngập; một số địa phương rà soát phương án sơ tán dânTiếp tục các phương án ứng phó mưa lũSẵn sàng phương tiện ứng phó mưa lũĐề phòng lũ quét, sạt lở đấtChủ động tiêu úng, bảo vệ lúa đông xuân

Những diện tích lúa bị ngập nhẹ có thể khôi phục để bù sản lượng bị hao hụt

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đây là đợt mưa có lượng và cường độ lớn, lũ trái mùa, mưa to ở vùng núi kết hợp với vùng đồng bằng đã gây ra đợt lũ trên diện rộng. Mặt khác, hệ thống đê nội đồng ven sông Bồ, sông Hương và các sông khác có cao trình bờ rất thấp từ +0,3m-1m; nhiều đoạn đê đã đầu tư quá lâu, xuống cấp nên khi mực nước, dòng chảy trên sông lớn đã tràn qua mặt đê vào đồng ruộng. Ngoài ra, tại khu vực hạ du do thủy triều dâng cao, khẩu độ một số cống qua đê ven phá nhỏ, các sông, hói bị bồi lắng, gây khó khăn cho việc thoát lũ, làm cho mực nước trên sông dâng cao, xuống chậm gây ngập, tràn bờ vùng, đê bao nội đồng.

Sở NN&PTNT, yêu cầu các phòng chức năng, địa phương tổ chức kiểm tra nắm lại thiệt hại trên các lĩnh vực để có giải pháp khắc phục phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân.

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) thông tin, hiện chi cục đang hướng dẫn các địa phương, HTX, đối với diện tích bị ngập úng cần khẩn trương huy động lực lượng khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa...

Người dân Quảng Điền vớt vát rau màu còn sót lại

Đối với diện tích lúa giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni lông, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín. Riêng lúa làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đổ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali.

Cần thu gom các cây rau màu bị thiệt hại nặng để tiêu hủy, tranh thủ thời tiết thuận lợi làm đất để gieo trồng. Đối với diện tích thiệt hại nhẹ tiến hành chăm sóc, trồng dặm để cây phục hồi phát triển.

Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh vận hành các công trình thủy lợi thường xuyên theo dõi lịch triều, mực nước trên sông, đầm phá để đóng, mở các cửa cống trên đê ven phá, đập Cửa Lác, Thảo Long, cống Quan…vv để tiêu úng. Phối hợp với các địa phương, các HTX sản xuất nông nghiệp huy động toàn bộ máy bơm tổ chức tiêu úng ngay sau khi nước rút để cứu lúa; Đối với các công trình đê bao nội đồng, các cống qua đê... lập kế hoạch sửa chữa để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các hồ thủy điện, thủy lợi đã vận hành tích, điều tiết nước phù hợp. Tổng lượng nước về hồ Hương Điền 157 triệu m3, tổng lượng nước được điều tiết giữ lại hồ là 110 triệu m3, tổng lượng nước vận hành điều tiết về hạ du là 47 triệu m3, lưu lượng về hồ lớn nhất 2.019m3/s, lưu lượng vận hành điều tiết về hạ du lớn nhất 787m3/s (cắt 61% đỉnh lũ).

Tổng lượng nước về hồ Bình Điền 59 triệu m3, tổng lượng nước được điều tiết giữ lại hồ là 53,84 triệu m3, tổng lượng nước vận hành phát điện về hạ du là 5,2 triệu m3, lưu lượng về hồ lớn nhất 581m3/s, hồ chỉ vận hành phát điện hầu như cắt 100% đỉnh lũ.

Tổng lượng nước về hồ Tả Trạch 93,22 triệu m3, tổng lượng nước được điều tiết giữ lại hồ là 80,22 triệu m3, tổng lượng nước vận hành phát điện về hạ du là 13 triệu m3, lưu lượng về hồ lớn nhất 1.473m3/s, hồ chỉ vận hành phát điện hầu như cắt 100% đỉnh lũ.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ

Đó là phương châm xuyên suốt của ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh trong thời gian gần đây về phòng, chống lụt bão. Với phương châm đó, ngành GTVT thường xuyên rà soát, bổ sung phương án qua mỗi trận mưa, cơn bão để gia cố, phòng tránh hợp lý, giữ mạch giao thông thông suốt.

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

TIN MỚI

Cây Muồng hoàng yến sắc vàng tươi
Return to top