ClockThứ Ba, 09/07/2019 06:15

Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

TTH - Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới góp phần huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp, thu hút cộng đồng doanh nghiệp (DN), người dân tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng hạ tầng xã hội.

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mớiNhững con đường mới điểm tô cho nông thôn Thừa Thiên Huế

Hỗ trợ người dân xi măng thi công các tuyến đường xóm Quảng Phú

Phát huy vai trò chủ thể

Theo nội dung cam kết với UBND tỉnh, năm 2017, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM) tài trợ 1.387 tấn xi măng bê tông hóa 12 km đường giao thông, nâng cấp 7 công trình kênh mương nội đồng tại 25 xã trên địa bàn.

Năm 2018, Công ty Đồng Lâm tiếp tục tài trợ hơn 2.100 tấn xi măng cho CT NTM, thi công hơn 13,5km đường giao thông nông thôn tại các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, TX. Hương Thủy, Hương Trà.

Việc hỗ trợ xi măng của công ty không chỉ góp phần thực hiện tốt tiêu chí giao thông, hạ tầng mà còn góp phần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM tại địa phương.

Ông Trần Chấn Lễ, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Đồng Lâm thông tin, trong 2 năm 2017- 2018, công ty đã cùng các địa phương trong tỉnh xây dựng hơn 130 tuyến đường bê tông và kênh mương nội đồng với tổng chiều dài gần 30km.

Với cam kết thực thi trách nhiệm xã hội, đóng góp cho sự phát triển của địa phương, năm 2019, công ty đang tiếp tục hỗ trợ 1.982 tấn xi măng cho các xã nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Cùng với sự hỗ trợ của Công ty Đồng Lâm, các địa phương từ huyện đến xã đã mạnh dạn trích nguồn vốn địa phương đầu tư kinh phí hỗ trợ xi măng cho các thôn, xóm. Từ đó, người dân chủ động đóng góp ngày công, kinh phí, giải phóng mặt bằng mở rộng đường thôn, xóm, bê tông hóa đường giao thông, góp phần hoàn chỉnh bộ mặt nông thôn.

Bà Nguyễn Thị Tho, xã Phong Xuân (Phong Điền) chia sẻ, trước đây, đường thôn, xóm toàn ổ trâu, ổ gà, nắng thì bụi mù mịt, mưa xuống thì trơn trượt. Từ sự hỗ trợ của Công ty Đồng Lâm, người dân, chính quyền cùng chung tay đóng góp nên các tuyến đường thôn, xóm đã được bê tông hóa rộng rãi, đi lại thuận lợi.

Số liệu từ Văn phòng Ban chỉ đạo CT MTQG XD NTM vốn đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2016-2018 đạt 4.915 tỷ đồng, trong đó, huy động nguồn lực từ DN 80 tỷ đồng; người dân đóng góp 271 tỷ đồng, bao gồm đóng góp tiền, hiến 276.640m2 đất và 91.153 ngày công .

Lồng ghép

Kỳ họp HĐND tỉnh sẽ thông qua kế hoạch sử dụng vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020 CT MTQG XD NTM với trên 57 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được phân bổ cho việc thực hiện đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường (mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật huyện Quảng Điền) 7 tỷ đồng; Đề án 1385/TTg xây dựng thôn bản NTM vùng đặc biệt khó khăn, biên giới (44 thôn trên địa bàn 8 xã huyện A Lưới) 22 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển HTX 28 tỷ đồng.

Theo kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2019-2020, dự kiến nguồn vốn cần sử dụng trong giai đoạn này là 3.213 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 501 tỷ đồng; ngân sách địa phương 752 tỷ đồng; huy động người dân, DN 260 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác.

Theo ông Phạm Quyền, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo CT MTQG XD NTM, một trong những định hướng quan trọng trong xây dựng NTM của tỉnh là xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây dựng NTM; phát huy được vai trò chủ thể người dân, làm tốt công tác vận động tổ chức, DN, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương sống, công tác xa quê đóng góp cùng xây dựng NTM.

Tỉnh cũng chỉ đạo xây dựng kế hoạch trung hạn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ trên địa bàn. Huy động vốn đầu tư của DN đối với các chương trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông, góp phần nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Đồng thời, tăng tính minh bạch, công khai dân chủ trong thực hiện các nguồn vốn để tạo sự đồng thuận trong dân. Đối với nguồn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, ngoài đảm bảo quy định, ưu tiên cho các địa phương phấn đấu về đích đúng hạn, các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng các tiêu chí NTM.

Đến nay, toàn tỉnh có 44 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 42,3%. Riêng năm 2018, toàn tỉnh có thêm 14 xã: Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Vinh (Quảng Điền), Hương Toàn, Hải Dương (Hương Trà), A Ngo (A Lưới), Thủy Bằng, Phú Sơn (Hương Thủy), Lộc Trì (Phú Lộc), Phú Hải, Phú Hồ (Phú Vang), xã Phong Hòa, Điền Hải (Phong Điền), xã Thượng Quảng (Nam Đông) đạt chuẩn NTM. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đến giữa năm 2019 ước đạt 16,30 tiêu chí/xã, tăng 0,15 tiêu chí/xã so với đầu năm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa

Đó là nhận định được rất nhiều đại biểu đồng tình đưa ra tại buổi tọa đàm “Hành trình phát triển Tủ sách Huế và công tác xã hội hóa, xuất bản các ẩn phẩm Tủ sách Huế giai đoạn 2024-2030”, diễn ra ngày 28/8 tại TP. Huế.

Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa
Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch nông thôn là giải pháp để khơi dậy tiềm năng du lịch của nông thôn, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững. Việc mở các tuyến, điểm du lịch nông thôn mặc dù đã triển khai nhưng để tạo ra hiệu quả thì vẫn còn nhiều việc để làm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

TIN MỚI

Return to top