ClockThứ Tư, 08/09/2021 16:22

Thiếu đầu ra, sản xuất lúa hữu cơ thiếu bền vững

TTH - Quy trình đã đáp ứng được các điều kiện khắt khe của sản xuất lúa hữu cơ, nhưng sản phẩm lại thiếu đầu ra và câu chuyện “giải cứu” lại tái diễn đối với lúa hữu cơ An Lỗ.

Mở rộng sản xuất lúa hữu cơTùy điều kiện đất để có phương án phù hợp hỗ trợ người dânLúa chất lượng cao, hữu cơ khó đầu ra

HTX nông nghiệp An Lỗ đang tồn kho 70 tấn lúa hữu cơ

Tồn kho 42 tấn gạo hữu cơ

HTX nông nghiệp An Lỗ (Phong Hiền, Phong Điền) được biết đến với mô hình trồng lúa hữu cơ theo hình thức HTX đầu tiên trong tỉnh. Đây cũng là đơn vị duy nhất trồng lúa theo mô hình hữu cơ tại huyện Phong Điền. Mô hình có gần 100 hộ tham gia, với tổng diện tích 21 ha. Cuối năm 2020, sản phẩm gạo hữu cơ An Lỗ được chứng nhận OCOP 4 sao.

Có quy trình sản xuất đảm bảo, nhưng đầu ra của gạo hữu cơ An Lỗ lại khó khăn, đặc biệt do dịch bệnh, đầu ra càng khó khăn gấp bội. Vụ lúa hè thu năm 2021, HTX gieo cấy 18 ha lúa hữu cơ và thu hoạch được hơn 50 tấn lúa. Cộng với tồn kho từ vụ đông xuân 2021 thêm khoảng 20 tấn, HTX đang tồn kho 70 tấn lúa, tương đương 42 tấn gạo. Do lúa và gạo hữu cơ không sử dụng chất bảo quản nên nếu để lâu ngày sẽ bị hao hụt, giảm về chất lượng và hư hỏng.

Theo ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTX nông nghiệp An Lỗ, HTX đã ký hợp đồng các DN để bao tiêu, như Công ty Awa, Công ty Công Thành, Công ty hữu cơ Huế Việt, Cửa hàng Su Su Xanh, hai trường mầm non tại xã Phong Hiền và một cửa hàng tại huyện Phú Lộc. Nhưng do dịch bệnh, đứt gãy thị trường, nhất là ở hai thị trường chính TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng khiến các DN không còn thu mua.

Cần lắng nghe thị trường

Phát triển gạo hữu cơ là xu hướng tất yếu, nhưng câu chuyện đầu ra khiến sự phát triển thiếu đi tính bền vững.

Ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho rằng, ở góc độ quản lý Nhà nước chủ yếu hỗ trợ chính sách, vật chất, máy móc, xây dựng thương hiệu, thị trường ban đầu… Giải pháp trước mắt để “giải cứu” gạo tồn kho là khi học sinh học bán trú trở lại, huyện sẽ có những chỉ đạo để các trường học mua gạo, hỗ trợ HTX. Còn về lâu dài, quả thật đang gặp không ít thách thức.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH MTV hữu cơ Huế Việt cho rằng, khách hàng lựa chọn dòng sản phẩm gạo hữu cơ khá khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, không chỉ ăn ngon mà còn đẹp. Trong khi đó, khách hàng phản hồi là gạo của HTX có chất lượng thấp, gạo bị vụn, còn sạn chứ không tròn hạt như các dòng gạo khác. Theo tôi, HTX cần nghiên cứu lại diện tích đất đang trồng lúa hữu cơ có phù hợp không, nếu không phù hợp có thể chuyển đổi; có sự thử nghiệm các dòng gạo mới, ngon hơn. HTX cần đầu tư thêm máy xay xát để đảm bảo hạt gạo đẹp, đáp ứng được thị hiếu.

Ông Ngô Hữu Phước, Công ty TNHH AWA phân tích, xét về nhu cầu chung của khách hàng sẽ không thích gạo hữu cơ An Lỗ, bởi gạo còn tỷ lệ cám cao, khó nấu, dẫn đến cơm không ngon. Về phương diện này, tôi nghĩ cần hỗ trợ truyền thông thật nhiều cho HTX, làm sao đó để khách hàng biết những giá trị cốt lõi mang lại của gạo hữu cơ. Đặc biệt là gạo ở An Lỗ vẫn giữ được tỷ lệ cám cao, dinh dưỡng mang lại là rất tốt. Khi đã hiểu được những giá trị đó, tin chắc người tiêu dùng sẽ lựa chọn.

Đối với gạo hữu cơ An Lỗ, giữa 4 bên: người tiêu dùng, người trồng lúa (HTX), DN và Nhà nước vẫn chưa thấy được sự kết nối tốt. Vai trò “bà đỡ” của Nhà nước cần được thể hiện nhiều hơn nữa. Vì dù gì, HTX cũng chỉ là những người dân kết nối lại để làm, kinh nghiệm, chuyên môn về thị trường là hạn chế. HTX nông nghiệp An Lỗ cũng cần nhìn nhận lại sản phẩm gạo hữu cơ đã thật sự được khách hàng lựa chọn. Dù biết gạo đảm bảo các tiêu chí nghiêm ngặt, nhưng quan trọng là đáp ứng được yêu cầu thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Năm 2016, HTX nông nghiệp An Lỗ chính thức thay đổi canh tác từ sản xuất cũ sang sản xuất lúa gạo hữu cơ. Giữa năm 2020, sản phẩm được Công ty Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận hữu cơ TCVN 11041 – 2:2017. Cuối năm 2020 được tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top